Ánh Trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ đặc sắc và dào dạt cảm xúc. Bài thơ Ánh Trăng nhắc về những tháng năm gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với quê hương đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó, gửi gắm cho người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Ở hai khổ thơ đầu tiên, nhà thơ nhắc đến quá khứ thì hai khổ thơ sau, nhà thơ nhắc đến thời điểm hiện tại. Như vậy, ở đây có sự đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Nếu như quá khứ, con người và thiên nhiên ân tình, ân nghĩa bao nhiêu thì hiện tại con người lại bội bạc, thay đổi bấy nhiêu. Lúc này, chiến tranh đã kết thúc. Người lính từ cánh rừng trở về thành phố. Nó là cuộc sống đô thị, sầm uất. Con người không còn gắn bó với đồng quê, với sông, với bể, với rừng, thay vào đó là đại diện của " cửa gương". Ánh điện cửa gương là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi nhưng lại xa rời với thiên nhiên. Không gian sống đối lập với quá khứ. Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì tình cảm của con người cũng thay đổi: " Vầng trăng đi qua ngõ / Như người dưng qua đường" . Vầng Trăng được nhân hoá như một con người, trăng đi qua ngõ tức là vầng trăng đồng hành, xuất hiện bên cuộc sống con người. Quả đúng như vậy, Trăng mọc rồi lại lặn, trăn khuyết rồi lại tròn. Thế nhưng, lúc này, Trăng lại được so sánh như người dưng với con người. Người dưng là người xa lạ, là người không quen biết. Trước kia, con người coi trăng là tri kỉ thế nhưng giờ đây con người lại coi trăng là người dưng. Con người quên đi quá khứ đau thương, bình dị nhưng mất mát. Con người quá vô tâm rồi phải không? Khi con người đang sống với thái độ vô ơn, bạc nghĩa thì sự số xảy ra: "Thình lình đèn điện tắt / Phòng buyn - đinh tối om". "Đèn điện tắt" là sự cố ngoài ý muốn của con người. Buyn -đinh là toà nhà cao, nhiều tầng, hiện đại. Khi mất đi nguồn sáng, con người vội bật tung cửa sổ để nhìn thấy ánh sáng của thiên nhiên. Và lúc này, con người gặp lại vầng trăng. Câu thơ " Đột ngột vầng trăng tròn" có sử sụng nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, từ láy "đột ngột" được đưa lên đầu câu diễn tả sự đột ngột, bất ngờ khi con người gặp lại vầng trăng. Vầng trăng tròn là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên, quá khứ thuỷ chung không thay đổi mặc cho con người có đổi thay. Như vậy, trong hiện tại con người thay đổi đối lập với quá khứ con người quên đi ánh trăng, quên đi vầng trăng tức là con người đã quên đi quá khứ bình dị, ân nghĩa thuở nào, đó là một cách sống vô ơn bạc nghĩa.
- Phép thế: Thành phố - nó ( gạch chân )
- Câu hỏi tu từ: Con người quá vô tâm rồi phải không?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK