Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Trong văn bản “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn viết:...

Trong văn bản “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn viết: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các v

Câu hỏi :

Trong văn bản “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn viết: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” Còn trong văn bản “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn lại viết: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!” Hay: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát”. a. Điểm chung của Lí Công Uẩn, một vị vua và Trần Quốc Tuấn, vị tướng lĩnh chỉ huy quân đội , qua các đoạn trích trên là sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Theo em, đó là nỗi lo về những điều gì? b. Nỗi lo ấy chính là một biểu hiện của lòng yêu nước. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch làm rõ lòng yêu nước của hai tác giả qua các đoạn trích trên. Trong văn bản “Chiếu dời đô”, Lí Công Uẩn viết: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” Còn trong văn bản “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn lại viết: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!” Hay: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát”. a. Điểm chung của Lí Công Uẩn, một vị vua và Trần Quốc Tuấn, vị tướng lĩnh chỉ huy quân đội , qua các đoạn trích trên là sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Theo em, đó là nỗi lo về những điều gì? b. Nỗi lo ấy chính là một biểu hiện của lòng yêu nước. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch làm rõ lòng yêu nước của hai tác giả qua các đoạn trích trên. Các bạn làm giúp mình nhé hì hì :)) sẽ rate 5* yên tâm

Lời giải 1 :

a. Đó là nỗi lo về vận mệnh của đất nước, về sự an nguy của đất nước, về cuộc sống của những người dân.

b. 

Qua các đoạn trích trên, chúng ta đã thấy được rõ nét tinh thần yêu nước của vua Lí Công Uẩn và vị tướng lĩnh chỉ huy quân đội Trần Quốc Tuấn. Trước hết, ta cần hiểu tinh thần yêu nước là gì? Đó là hệ giá trị cơ bản trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần hi sinh, nguyện vì nước mà dấng hiến cuộc đời mình. Vua Lí Công Uẩn là một vị vua tài ba, là người mưu lược. Khi mới nhận trọng trách cao cả, ông đã nhìn ra được vị thế địa hình của đất nước. Chính vì vậy mà vua đã viết chiếu dời đô để thu phục lòng dân đồng thời cũng để nói lên những quyết định mang tính quan trọng của mình. Bằng tài năng của mình, Lí Công Uẩn đã thuyết phục được người dân dời đô và đã minh chứng điều đó qua lịch sử phát triển của nhà Lí. Bên cạnh đó, vị tướng lĩnh tài ba Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện tinh thần yêu nước của mình qua cách ông diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của mình khi giặc Mông - Nguyên sang xâm chiếm nước ta "Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau". Thử hỏi xem, nếu không có lòng yêu nước nồng nàn thì làm sao vua Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn lại dời đô, lại khuyên nhân dân ta quyết tâm đánh giặc đến cùng? Thật vậy, lòng yêu nước của vua Lí và tướng lĩnh nhà Trần đã để lại cho người dân Việt Nam một bài học quý giá. Thế hệ thanh niên ngày nay phải biết phát huy, gìn giữ nó, tuyệt đối không được để lòng yêu nước bị cuốn đi theo chiều gió.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK