Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu...

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. (2 điểm) Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy

Câu hỏi :

Giúp mình với ạ !!!!!!!!!!!!

image

Lời giải 1 :

I. Mở bài: giới thiệu về hình ảnh người bà trong bài bếp lửa

Ví dụ:

Trong gia đình, thì mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau. Có gia đình làm nông, có gia đình làm giáo viên, có gia đình làm nhân viên hoặc các nghề khác. Trong gia đình bạn có thể ba, mẹ, ông bà, cháu, cậu, chú,…. Mọi người thân trong gia đình là một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có thể đối với ta một cách khác nhau, thể hiện tình cảm khác nhau. Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu. Để khắc họa tình cảm đặc biệt ấy thì hình ảnh người bà đã được thể hiện rất nổi bật.

II. Thân bài: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa

1. Hình ảnh người bà hiện lên trong kí ức của người cháu:

“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”

  • Hình ảnh người bà hiện lên rất đỗi thân thương, yêu mến và lớn lao
  • Người bà luôn tần tảo, yêu thương cháu của mình
  • Bà dạy cháu làm, dạy cháu học, cho thấy sự hi sinh của người bà dành cho đứa cháu yêu thương của mình
  • Bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu trong cuộc sống cũng như cho hành trang cho tương lai

2. Tình yêu thương, nhớ mong của người cháu đối với người bà:

“Lận đận đời biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bay giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”

  • Cuộc dời bà gian truân, vất vả, chịu thương chịu khó
  • Bà sống nhẫn nại, dành hết rất cả những điều tốt đẹp cho cháu
  • Tình yêu thương bà vô bờ bến
  • Mong muốn được gặp bà và quay về lúc còn ấu thơ

III. Kết bài: cảm nhận của em về hình ảnh người bà

Bà là một người phụ nữ tần tảo, yêu thương và chăm sóc con cháu. Tình cảm bà dành cho cháu rất thân thương và yêu mến
                                                                Bài làm

       Bếp lửa của Bằng Việt là chuỗi những dòng kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và hơn hết những kỉ niệm đó luôn gắn với người bà thân yêu. Chỉ với một bài thơ bảy khổ nhưng đã khắc họa những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của bà. Bà cũng chính là biểu tượng của những người mẹ Việt Nam vĩ đại, luôn hi sinh hết lòng vì con, vì cháu. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện một cách chân thực nhất, đấy đủ nhất qua những dòng thơ thấm đẫm tình yêu thương.
       Bài thơ ra đời năm 1963, khi đó Bằng Việt đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, vì thế thi phẩm là dòng hoài niệm về những kỉ niệm thời thơ ấu được sống trong sự chăm sóc, yêu thương của bà và bên bếp lửa thân yêu. Qua đó, người cháu thể hiện lòng kính yêu, sự trân trọng, biết ơn đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Bếp lửa với bao ấm áp đã trở thành hình ảnh khơi nguồn cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình - người cháu. Bếp lửa khơi gợi, nhen lên, lan tỏa và cháy mãi trong, dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ, tỏa sáng chân dung của người bà. Cụm từ "một bếp lửa" vang lên trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ. Giữa cái sương sớm buốt lạnh, bếp lửa hiện lên làm chủ không gian trở nên thật ấm áp. "Chờn vờn sương sớm" không chỉ gợi tả hình ảnh bếp lửa quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam những sớm mai mà còn gợi lên hình ảnh bếp lửa chập chờn trong kí ức tuổi thơ. Từ "ấp iu" đã gợi tả đôi tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng rộng mở của bà. Các từ láy "chờn vờn", "ấp iu" đã kết nối và diễn tả chính xác dòng cảm xúc được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa. Từ sự khơi nguồn này, cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm đã thức dậy trong tâm tưởng và suy ngẫm của người cháu.
       Nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc, thấm thía, Bếp lửa đã thể hiện một cách xúc động hình ảnh người bà và tình bà cháu. Bếp lửa - ngọn lửa của bà cùng tình yêu thương và những phẩm chất tốt đẹp của bà đã soi rọi, nâng bước cháu trên con đường đời đầy khó khăn thử thách. Hình ảnh người bà chính là hình ảnh của quê hương, đất nước. Bài thơ thể hiện thành công tình cảm kính yêu, trân trọng, biết ơn bà cũng là lòng biết ơn đối với quê hương, đất nước biểu hiện cao đẹp của truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". Bếp lửa khơi gợi cho người đọc những suy ngẫm về tình cảm gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam, để lại trong tâm hồn bạn đọc bao dư âm đẹp về tình bà cháu và chân dung người bà kính yêu.

                                                         ----- HẾT-----

Chúc bạn học tốt ! 
Gửi bạn :
phuocan1811

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK