Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 TRẮC NGHIỆM Chọn phương án đúng nhất Câu 1. Giữa...

TRẮC NGHIỆM Chọn phương án đúng nhất Câu 1. Giữa TK XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa vì: A. cần nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu hỏi :

TRẮC NGHIỆM Chọn phương án đúng nhất Câu 1. Giữa TK XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa vì: A. cần nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. B. chứng minh sức mạnh. C. cạnh tranh lẫn nhau. D. giúp thuộc địa phát triển. Câu 2. Tại sao Thực dân Pháp (TDP) xâm lược Việt Nam? A. Có vị trí địa lí thuận lợi . B. Giàu tài nguyên thiên nhiên . C. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, suy yếu. D. Vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang khủng hoảng, suy yếu. Câu 3. TDP đã lấy cớ gì để xâm lược Việt Nam? A. B. Bảo vệ đạo Gia- tô (Thiên Chúa Giáo). C. Bảo vệ đạo Phật. D. Bảo vệ đạo Giáo. E. Bảo vệ Lão Giáo. Câu 4. Hình thức đấu tranh chống TDP của nhân dân ở Nam kì là gì? A. Dùng thơ văn lên án TDP và tay sai. B. Đốt nhà chặn bước tiến của giặc. C. Đốt kho đạn, thuốc súng của Pháp ở dọc đê sông Hồng. D. Biểu tình. Câu 5. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Trung Trực. C. Phan Bội Châu. D. Trương Định. Câu 6. Thái độ của nhân dân ta như thế nào khi triều đình Huế kí với Pháp các hiệp ước? A. B. Không phản ứng gì. C. Thuận theo triều đình D. Phản đối mạnh mẽ. E. Phản đối mạnh mẽ và quyết tâm đánh Pháp. 2 Câu 7. Mục đích ban bố “chiếu Cần Vương”: A. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp Vua cứu nước. B. kêu gọi nhân dân giúp vua chấn hưng kinh tế, khôi phục quân sự. C. kêu gọi nhân dân ủng hộ chế độ phong kiến. D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, triều đình phong kiến đứng lên chống Pháp. Câu 8. Cuộc khởi nghĩa không nằm trong phong trào Cần Vương là: A. khởi nghĩa Ba Đình. B. khởi nghĩa Bãi Sậy. C. khởi nghĩa Hương Khê. D. khởi nghĩa Yên Thế. II. TỰ LUẬN Câu 1. Tại sao nói từ năm 1858- 1884 triều đình nhà Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? Câu 2. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế lại thất bại?

Lời giải 1 :

1 - A. cần nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

2 - D. Vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang khủng hoảng, suy yếu.

3 - B. Bảo vệ đạo Gia- tô (Thiên Chúa Giáo).

4 - A. Dùng thơ văn lên án TDP và tay sai.

5 - B. Nguyễn Trung Trực.

6 - E. Phản đối mạnh mẽ và quyết tâm đánh Pháp.

7 - A. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp Vua cứu nước.

8 - D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 1:

- Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+ Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

+ Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

+ Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

+ Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

+ Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

+ Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

+ Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

Câu 2:

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn: *Hình 1*

- Nguyên nhân thất bại:

+ Pháp còn mạnh cấu kết với phong kiến, lực lượng nghĩa quân còn mornh và yếu

+ Cách tổ chức, lãnh đạo còn hạn chế: hoạt động bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, lực lượng chênh lệch, thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK