Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:...

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc

Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm. (TrUyên cổ nước mình - Lâm Thi Mỹ Daj) 1. Tìm những yếu tố của văn học dân gian trong đoan thơ trên .Chỉ rõ những yếu tố đó thuộc tác phẩm văn học dân gian nào? 2. Từ văn bản trên , Anh (chị) hãy viết một baì văn ngắn về sức sống lâu bền của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của dân tộc.

Lời giải 1 :

1/ Tìm những yếu tố của văn học dân gian trong đoạn thơ trên, chỉ rõ những yếu tố đó thuộc tác phẩm văn học dân gian nào:

- "Thị thơm thị giấu người thơm": Truyện cổ tích Tấm Cám

- "Đẽo cày theo ý ... chẳng ra việc gì": Truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường

- "Đậm đà cái tích trầu cau... tình người": Truyện cổ tích Trầu cau

2/ Từ văn bản trên hãy viết một bài văn ngắn về sức sống lâu bền của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của dân tộc:

Trong bài văn phải nêu được các ý chứng minh sức sống lâu bền của văn học dân gian như sau:

- Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của người dân

Lấy ví dụ: Những bài ca dao dùng để hát ru con; những bài ca dao đối đáp nam nữ, ca dao dùng trong các lễ hội, những bài hò kéo lưới, hò giã gạo,...

- Văn học dân gian là phương diện để truyền dạy tình cảm, đạo đức con người

Ví dụ: Những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, những câu chuyện ngụ ngôn dạy con người ta lối sống, những câu chuyện cổ tích dạy về thiện và ác,...

- Văn học dân gian được sử dụng để dạy kinh nghiệm cuộc sống

Những câu tục ngữ xưa là kinh nghiệm dân gian được ông cha ta tích luỹ lại như "Dày sao thì nắng vắng sao thì mưa", "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối",... con cháu ngàn đời sau vẫn còn có thể từ những câu tục ngữ này mà có được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.

*Kết luận: Những sinh hoạt trong cuộc sống, những cách ứng xử, những kinh nghiệm và cả bồi đắp tình cảm gia đình, quê hương đất nước là những điều mà con người ta thời nào cũng cần phải gìn giữ. Những tác phẩm dân gian xưa lại luôn có những tác phẩm thể hiện được những điều mà con người mong mỏi, bởi vậy cho dù tới ngàn đời sau thì văn học dân gian vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của dân tộc.

Thảo luận

-- bạn ơi cho mình hỏi tác giả thể hiện tâm trạng gì trong đoạn trích ạ

Lời giải 2 :

bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK