Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 1 viết 5 đến 7 câu về khổ thơ đầu...

1 viết 5 đến 7 câu về khổ thơ đầu tiếng gà trưa "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục..cục tác.. cục ta Nghe xảo động nắng trưa

Câu hỏi :

1 viết 5 đến 7 câu về khổ thơ đầu tiếng gà trưa "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục..cục tác.. cục ta Nghe xảo động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ" 2 viết 5 đến 7 câu về khổ thơ cuối tiếng gà trưa

Lời giải 1 :

Trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh, hình ảnh tiếng gà đã hiện lên thật ấn tượng. Ngay những câu thơ đầu, hình ảnh người chiến sĩ hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ và lắng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê đã hiện lên thật rõ nét. Gạt đi giọt mồ hôi, người lính để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy.

"Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ"

Tiếng gà đã gợi ra bao điều trong anh. Nó làm cho người chiến sĩ thấy thiên nhiên xung quanh mình như đẹp hơn. Nắng lung linh, xao động, xao xuyến như con người. (Nghe xao động nắng trưa.) Tiếng gà còn như tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ vững bước hành quân. (Nghe bàn chân đỡ mõi.) Hơn hết, tiếng gà còn khơi gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. (Nghe gọi về tuổi thơ.) Ở đây, tác giả đã thật tài tình khi sử dụng điệp từ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe” để thể hiện những rung cảm cao độ và niềm xúc động mãnh liệt trong tâm hồn người lính khi nghe được âm thanh tiếng gà. 

     Tiếng gà trưa đánh thức biết bao kỉ niệm tuổi thơ và nó còn gợi ra những suy tư trong tâm hồn người lính, trở thành những điều đẹp đẽ theo bước cháu trên con đường hành quân:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

     Đoạn thơ đã cho ta thấy động lực chiến đấu của người lính. Ở đây, điệp từ “vì” đã được sử dụng rất hay. Nó nhấn mạnh mục đích cao đẹp của đứa cháu khi cầm súng bảo vệ quê hương. Cháu chiến đầu vì những điều bình dị nhất mà thân thương nhất. Đó là vì yêu Tổ quốc, yêu bà và yêu tiếng gà thân thiết. Tiếng gà trưa một lần nữa đã làm sáng lên những điều ý nghĩa, đáng quý ở cháu. Đó cũng chính là niềm tin của người lính trẻ trên bước đường hành quân để có ngày mai tươi sáng. Qua đó, cháu biểu hiện tình yêu quê hương, tình yêu gia đình sâu sắc.

Thảo luận

-- 5 đến 7 câu mà
-- Để mình xem có rút được không
-- đc thì tốt quá
-- "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục..cục tác.. cục ta Nghe xảo động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ"
-- tả hết khổ thơ đầu luôn nha
-- mình rút rồi bạn, bạn thử đọc lại
-- mình phân tích cả khổ đầu lẫn khổ cuối đó
-- CẢM ƠN

Lời giải 2 :

Đây là bài làm của mình. Bạn có thể tham khảo.

Bài này mình làm sẵn r nên cop hơi nhanh, bạn kiếm mạng chỉ có mấy câu hỏi mình cũng trả lời bằng bài này thôi ạ! 

Chúc bạn học tốt!

#Hfjfcjdcvhjsdchjdc

Cảm nhận khổ thơ đầu bài thơ Tiếng Gà Trưa:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục…cục tác cục ta

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Khổ thơ một sự việc bình thường mà thú vị: Trên đường hành quân, lúc tạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, nhân vật trữ tình bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên “Cục…cục tác cục ta”. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và đánh thức những kỉ niệm xa xưa, gọi về tuổi thơ, đưa mình sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ quyết liệt và gay gắt. Khổ thơ một kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức, tiếng đạn, tiếng súng chiến tranh gay gắt ấy. Tiếng gà trưa báo hiệu sự sinh sôi, nảy nở giữa hoàn cảnh chiến tranh tưởng như chỉ có diệt vong. Âm thanh ấy vì thế trở thành tín hiệu, của khoảnh khắc bình yên trong bom đạn, khơi lửa. Một không gian và thời gian thanh bình, sâu lắng ấy đã giúp những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu suy cảm.

Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa:

Trong khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa, Tác giả Xuân Quỳnh đã thể hiện lí do chiến đấu cao cả của người lính:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ Quốc

Vì làng xóm thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Xuyên suốt khổ thơ là điệp ngữ “vì”. Điệp ngữ ấy đã giữ nhịp cho khổ thơ, làm khổ thơ thêm giàu nhạc điệu. Phép điệp ngữ từ ấy đã nhấn mạnh lí do chiến đấu của người lính. Các lí do đươc trình bày theo trình tự khái quát đến cụ thể cho thấy tình yêu Tổ Quốc vừa lớn lao lại vừa gần gũi, đồng thời cũng cho thấy lí do chiến đấu vừa bắt nguồn từ những gì bình dị nhất nhưng cũng lớn lao nhất. Khổ thơ cũng cho thấy những tình cảm nhỏ bé, giản dị với ổ trứng, với đàn gà cũng có thể trở thành những tình cảm lớn lao. Chính tình cảm gia đình, tình bà cháu đã làm sâu sắc hơn tình yêu Tổ Quốc. Chính những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ đã trở thành mục tiêu, lí tưởng sống của người lính hôm nay. Khổ thơ cuối đã kết thúc bằng hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ “Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Đó là khát khao về cuộc sống bình yên. Đó là lí do để người cháu cầm súng chiến đấu hôm nay, vì những điều giản dị, đời thường mà lớn lao ấy. Như vậy, với thể thơ năm chữ bình dị, tự nhiên, Xuân Quỳnh đã gửi gắm một chân lí lớn lao về tình yêu Tổ Quốc - một tình yêu mãi đọng trong tâm hồn người Việt Nam.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK