Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Cảm nghĩ bài thơ cảnh khuya-Hồ Chí Minh (Ko chép...

Cảm nghĩ bài thơ cảnh khuya-Hồ Chí Minh (Ko chép mạng) câu hỏi 3605182 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nghĩ bài thơ cảnh khuya-Hồ Chí Minh (Ko chép mạng)

Lời giải 1 :

Đây là bài làm của mình. Bạn có thể tham khảo.

Bài này mình làm từ trước r nên cop hơi nhanh chứ không chép mạng đâu nhé! Bạn tra mạng chỉ có thấy bài này mình trả lời mấy câu trước thôi ạ!

Chúc bạn học tốt!

#Hfjfcjdcvhjsdchjdc

Trong số thơ kháng chiến của Bác đã viết, bài thơ “Cảnh Khuya” là một bài thơ khác đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng đẹp ở rừng Việt Bắc, gợi biết bao nỗi niềm:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc. Câu thơ thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang há. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Bác Hồ - trong thời đại ngày nay - đã so sánh tiếng suối, âm thanh của tự nhiên với tiếng người hát, âm thanh phát ra từ con người. Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy như được sống với con người. Điều ấy cho thấy Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình. Câu thơ thứ hai: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” tiếp tục tả xảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao đọng như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng và tối nhưng đã tạo nên một vẻ đẹp lung linh chập chờn, ấm áp và hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được Bác biểu hiện ở điệp từ “lồng”. Ta đọc bài thơ mà ngỡ rằng trăng, cổ thụ và hoa ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng khác nhau, nhưng vẫn “lồng vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau cùng nhau tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.Thiên nhiên bao giờ, ở đâu cũng đều như vậy, xong điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thẳm) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người. Hồ Chí Minh, Bác đã thổi vào cánh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại một bức tranh lung linh, sống động. Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa khẳng định đẹp như tranh, vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh. Đối với tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như tranh là điều rõ ràng. Người đã thức vì say sưa thưởng thức cảnh đẹp ấy đến độ quên giấc ngủ. Chứng tỏ Bác là một con người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Tấm lòng yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước chính là tấm lòng yêu quê hương của Bác. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ “chưa ngủ” không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến, về việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạngấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh.

Cảnh Khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nghiệm lớn lao của Bác đối với việc dân, việc nước.

Thảo luận

-- Cho mình xin hay nhất được hem ạ?

Lời giải 2 :

Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.

Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng.  Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.

Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.

Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK