K.Marx sinh ngày 05-5-1818 ở thành Tơ-ri-a nước Đức trong một gia đình trí thức. Ông tốt nghiệp tú tài rồi vào học khoa Luật tại trường Đại học Tổng hợp Bon, sau chuyển sang học trường Đại học Béc-lin, một trung tâm nghiên cứu về triết học. Mác đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ triết học.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 tại thành phố Bác-men, nước Đức trong một gia đình tư sản. Tốt nghiệp tú tài, Ph.Ăngghen vâng lời cha thôi học, theo nghề kinh doanh thương mại. Những quan sát xã hội và hoạt động thực tiễn đã làm biến chuyển thế giới quan và tư duy chính trị của ông. Từ con đường tự học, học trong sách báo, trong các câu lạc bộ bác học, trong tổng kết thực tiễn và trong sự phẫn nộ với xã hội đương thời, Ph.Ăngghen đã trở thành một nhà bác học. Trên con đường học tập và nghiên cứu, Ph.Ăngghen đã gặp K.Marx một cách gián tiếp thông qua đọc các tác phẩm của K.Marx. Dần dần từ việc nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị học, hai ông đã tìm đến nhau rồi trở thành những người đồng chí - những người đồng sáng lập nên một học thuyết cách mạng dẫn đầu thời đại.
Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.
Trong các tác phẩm của mình, cũng giống như C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin chưa nêu ra định nghĩa hoàn chỉnh về kinh tế và chính trị, song căn cứ vào những tư tưởng của ông, có thể hiểu kinh tế là tổng thể các hoạt động sản xuất của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội. Còn chính trị bao gồm hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị cũng như những mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các tập đoàn xã hội. Trên cơ sở kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin đã cụ thể hóa hơn khái niệm chính trị bằng các luận điểm: “Chính trị là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp; chính trị là thái độ của giai cấp vô sản đang đấu tranh tự giải phóng mình chống giai cấp tư sản toàn thế giới”(1); hay “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”(2). Như vậy, theo quan điểm của V.I. Lê-nin, chính trị là nội dung và phương hướng hoạt động của nhà nước; là sự phản ánh những quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, dân tộc.
Khi bàn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, cũng giống như C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin khẳng định vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị. Theo V.I. Lê-nin, cơ cấu kinh tế của xã hội sinh ra chính trị, cơ cấu kinh tế này là do toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội tạo nên. Những quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Quan điểm của ông về vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị được thể hiện trong luận điểm nổi tiếng sau: “Trong sản xuất vật chất, con người ở trong những mối quan hệ nhất định với nhau, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này bao giờ cũng phù hợp với trình độ phát triển của năng suất mà những lực lượng kinh tế của các quan hệ ấy có được trong thời kỳ đó. Toàn bộ những quan hệ sản xuất đó tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý và phù hợp với cơ sở đó là những hình thức ý thức xã hội nhất định. Như vậy, phương thức sản xuất quyết định các quá trình của đời sống xã hội, chính trị và thuần tuý tinh thần”(3). Với quan điểm này, ông đã tiếp tục khẳng định lập trường duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác khi xem xét các vấn đề lịch sử và xã hội của con người.
Khi phân tích bản chất của nhà nước vô sản, V.I. Lê-nin chỉ ra rằng, kinh tế quyết định chính trị là vì, dù đã nắm trong tay chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản vẫn phải căn cứ vào nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế để xác định phương hướng hoạt động của bộ máy chính trị, của cả hệ thống chính trị và lúc này kinh tế cũng quyết định tính chất, quy mô, mức độ và khả năng ảnh hưởng của bộ máy chính trị đối với sự phát triển tiếp theo của kinh tế. Sự quyết định và chi phối của kinh tế đối với chính trị lúc này thường thông qua việc xác lập các chính sách, đường lối, cơ cấu và bộ máy tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chính trị. Theo nghĩa đó, “chính trị là sự thể hiện tập trung của kinh tế”. Từ đó, V.I. Lê-nin đưa ra một nguyên tắc có tính phương pháp luận khi xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là, cần phải xem xét các vấn đề chính trị dựa trên một nền tảng kinh tế nhất định, bởi lẽ “Bất cứ một vấn đề chính trị nào cũng có thể là một vấn đề tổ chức, và ngược lại... Không thể tách những vấn đề tổ chức khỏi những vấn đề chính trị được. Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”(4).
Kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin bổ sung luận điểm quan trọng về ảnh hưởng và tác động của kinh tế đối với chính trị: Sự phát triển của kinh tế trong một xã hội nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến sự xuất hiện của chế độ chính trị - xã hội mới trong lòng xã hội cũ. Ông đã luận chứng về điều này trong điều kiện thực tiễn của cuộc cách mạng vô sản ở Nga. Theo ông, rõ ràng là cách mạng chính trị lại diễn ra trước khi có những biến đổi về kinh tế. Giai cấp vô sản phải giành được chính quyền rồi mới có thể tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chỉ có thể ra đời sau khi giai cấp vô sản nắm chắc được chính quyền, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và thực thi các cải biến cách mạng trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng cũng rõ ràng là trước đó, ngay trong lòng xã hội tư bản, những cơ sở khách quan về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa cho cách mạng chính trị đã xuất hiện. Đó là hệ quả của những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các giai cấp đối kháng và đặc biệt là giữa kinh tế với chính trị. Mặt khác, V.I. Lê-nin chỉ ra rằng, chỉ khi giai cấp vô sản nắm được tư liệu sản xuất, biến các tư liệu sản xuất thành tài sản chung của xã hội, dựa vào đó để cải tạo nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội thì nền chính trị của họ mới được bảo đảm. Như vậy, trong thực chất, dù cách mạng chính trị diễn ra trước các cải biến kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng kinh tế vẫn quyết định chính trị, chứ không phải là ngược lại.
Cũng giống như C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin luôn nhấn mạnh đến sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Ông khẳng định: “Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất”(5). Với luận điểm này, ông đã chỉ ra vai trò của chính trị đối với kinh tế trong việc lãnh đạo, dẫn dắt các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ông tiếp tục luận chứng thêm về điều này khi xem xét, phân tích nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng vô sản. Theo ông, khi giai cấp cách mạng (đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ) chưa giành được chính quyền nhà nước thì vấn đề chính trị bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Do đó, muốn đấu tranh để tự giải phóng mình về mặt kinh tế, giai cấp vô sản phải giành cho được một số quyền chính trị nhất định. Lúc đó, nhiệm vụ kinh tế giữ vai trò thứ yếu. Nhưng khi giai cấp vô sản giành được quyền tự do về chính trị, tức là đã nắm được chính quyền nhà nước và sử dụng nó như phương tiện để tiến tới đạt mục đích kinh tế, thì lúc đó chính trị giữ địa vị phụ thuộc so với kinh tế.
Cụ thể hóa mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I. Lê-nin đã viết: “Từ chỗ quyền lợi kinh tế đóng một vai trò quyết định, tuyệt nhiên không thể kết luận được rằng cuộc đấu tranh kinh tế (= có tính chất nghiệp đoàn) lại có một tầm quan trọng bậc nhất, vì những quyền lợi chủ yếu, “quyết định” của các giai cấp, nói chung, chỉ có thể thỏa mãn được bằng những cuộc cải biến chính trị căn bản; còn quyền lợi kinh tế trọng yếu của giai cấp vô sản, nói riêng, chỉ có thể thỏa mãn được bằng một cuộc cách mạng chính trị thay thế chuyên chính của giai cấp tư sản bằng chuyên chính vô sản”(6). Qua đây, có thể thấy, khi chưa nắm được chính quyền, giai cấp vô sản không thể đạt được mục tiêu kinh tế. Chỉ có bằng việc nắm lấy quyền lực chính trị thì họ mới có thể đạt được những quyền lợi kinh tế căn bản. Như thế có nghĩa rằng, chính trị có tác động to lớn đến kinh tế. Bởi vậy, có lúc người ta tưởng rằng bạo lực đẻ ra kinh tế, tạo nên của cải và sự giàu có, mặc dù nếu xem xét kỹ thì đó chỉ là sự thể hiện vai trò hết sức to lớn của chính trị trong những thời điểm lịch sử xác định.
Ngoài ra, V.I. Lê-nin còn nhấn mạnh vị trí ưu tiên của chính trị đối với kinh tế khi đấu tranh chống những biểu hiện khác nhau của “chủ nghĩa kinh tế”. Ông viết: “Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế. Lập luận một cách khác đi, tức là quên mất những điều sơ đẳng của chủ nghĩa Mác”(7). Vị trí hàng đầu ở đây trước hết phải được hiểu là việc giành chính quyền nhà nước và củng cố, giữ vững chính quyền đó phải đuợc xem là nhiệm vụ hàng đầu thì mới có thể giải quyết được các nhiệm vụ kinh tế. Nếu không có đường lối chính trị đúng đắn, giai cấp vô sản không thể giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ kinh tế của mình. Nhưng khi giai cấp vô sản đã nắm được chính quyền thì những vấn đề về kinh tế, tổ chức và quản lý sản xuất, tổ chức lại nền kinh tế quốc dân lại trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Điều này đã được V.I. Lê-nin khẳng định khi chỉ ra nhiệm vụ của chính quyền Xô-viết sau Cách mạng Tháng Mười Nga: “Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nước nhà về mặt kinh tế, để tích góp được nhiều lúa mì hơn, để sản xuất được nhiều than hơn, để sử dụng được những lúa mì và than đó được hợp lý hơn sao cho không còn có người đói nữa. Chính trị của chúng ta phải là như vậy... chúng ta sẽ chuyển hướng sang thực hiện chính trị trong lĩnh vực kinh tế”(8).
Có thể nói, luận điểm “Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế” là một luận điểm rất căn bản không chỉ trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị mà cả trong quan điểm duy vật biện chứng về xã hội do V.I. Lê-nin diễn đạt mà bất cứ nhà mác-xít nào, bất cứ nhà hoạt động chính trị nào trong thời đại ngày nay cũng đều phải ghi nhớ và quán triệt. Luận điểm này của V.I. Lê-nin là kết quả của việc quán triệt và phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị vào điều kiện thực tiễn của cách mạng vô sản Nga do V.I. Lê-nin lãnh đạo.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK