Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Giúp mik với ak (mik đang cần gấp ,ko chép...

Giúp mik với ak (mik đang cần gấp ,ko chép mạng ak)về bài thơ Chép lại bài thơ “Cảnh khuya" – Hồ Chí Minh và nêu cảm nghĩ của em đó. -HÉT-

Câu hỏi :

Giúp mik với ak (mik đang cần gấp ,ko chép mạng ak)

image

Lời giải 1 :

@huongtra168 

thắc mắc j thì commen nha 

image
image
image
image
image

Thảo luận

-- ừ v zoom lên đi nhớ
-- Chụp lại đc ko ak ko nhìn rõ chữ
-- zoom lên đi chứ mk lưu trong mt ko chụp dc
-- phóng to mk vẫn thấy mà bn
-- T4 ko thấy mờ quad
-- từ cái khúc đọc thơ thứ 3 là mờ dk bn
-- Vg
-- cứ vt mấy trg kia trc đi bn

Lời giải 2 :

Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc có những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Bài thơ được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Mở đầu bài thơ, Bác đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thật thơ mộng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Chúng ta cũng đã từng lắng nghe âm thanh của tiếng suối trong bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” Ở “Cảnh khuya”, nhà thơ đã so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”. Người đọc từ đó cảm nhận được âm thanh tiếng suối trong trẻo, vang vọng tựa như tiếng hát từ xa vọng lại. Không chỉ vậy, thiên nhiên còn được khắc họa qua vẻ đẹp của ánh trăng. Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi ra hai cách hiểu. Ánh sáng của vầng trăng chiếu xuống những bông hoa rừng tạo ra bóng hoa in xuống mặt đất. Hay ánh trăng sáng chiếu xuyên qua từng tán cây cổ thụ, phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Mỗi cách hiểu đều có sự độc đáo riêng nhưng đều gợi ra vẻ đẹp đầy thơ mộng của thiên nhiên đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.Và từ trong bức tranh thiên nhiên đó, con người dần xuất hiện với những nét suy tư: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Trong thơ ca trung đại, con người xuất hiện trong thiên nhiên hết sức nhỏ bé: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan) Thì trong thơ Bác, con người xuất hiện với tư cách chủ thể, là trung tâm của bức tranh. Nhân vật trữ tình trong “Cảnh khuya” hiện lên với trạng thái “chưa ngủ”. Có lẽ vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng? Hay vì nỗi băn khoăn, lo lắng nào khác? Câu thơ cuối cùng đã giải thích lí do - “vì lo nỗi nước nhà”. Bác một lòng lo cho nhân dân, cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Cụm từ “chưa ngủ” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Từ đó, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên thật đẹp đẽ, vị đại - một con người luôn vì nước, vì dân. Như vậy, “Cảnh khuya” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bạn đọc yêu thơ cũng thêm hiểu hơn về tâm hồn cao đẹp của Người. Cho mình xin ctlhn ạ!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK