I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
B. Thân bài
1. Biểu hiện
- Giới trẻ suốt ngày cắm mặt vào điện thoại
- Khi bố mẹ chểnh mảng, mải mê với công việc, nhiều em học sinh đã "chớp thời cơ", vồ vập lấy cái điện thoại và làm bạn với nó suốt một thời gian dài.
2. Thực trạng
- Hiện tượng này phổ biến trong xã hội hiện nay.
- Khi cuộc cách mạng công nghệ số phát triển với tốc độ nhanh chóng, trò chơi điện tử vì thế mà được lan rộng.
3. Nguyên nhân
- Không kiểm soát được bản thân
- Bố mẹ không lo được đến nơi đến chốn cho con cái vì bận rộn, vì mải mê kiếm tiền
- Ảnh hưởng bởi tâm lí đám đông
- Ảnh hưởng từ xã hội, nhà trường, gia đình, bạn bè
4. Kết quả
- Trò chơi điện tử từ một thú vui tao nhã của giới trẻ, học sinh nay đã trở thành món tiêu khiển hấp dẫn, khiến các bạn trẻ ngày càng sa đọa.
- Tình trạng bỏ học để đi chơi game
- Tình trạng con cái nói dối cha mẹ, ông bà,... để "vòi tiền" đi chơi điện tử.
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập
5. Biện pháp
- Ngăn chặn tình trạng này
- Gia đình, nhà trường, xã hội cần phải kiểm soát chặt chẽ con em.
6. Liên hệ bản thân
C. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của vấn đề trên
II, Bài văn tham khảo
Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Chính điều đó đã làm con người đặc biệt là các bạn trẻ quên đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Thay vào đó, các bạn chỉ mải mê đến trò chơi điện tử. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Trò chơi điện tử đã trở thành một món tiêu khiển hấp dẫn, khiến nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác".
Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh,…
Tuy nhiên, với một số các bạn thanh niên đặc biệt là đối tượng học sinh lại không kiềm chế được sở thích chơi game của mình, khiến cho sở thích này trở nên thái quá dẫn tới tình trạng nghiện game. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn...Các bạn trở nên sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính của mình là gì. Trong đầu chỉ luôn nghĩ tới những trò chơi điện tử mà không chú tâm vào học tập khiến cho kết quả học tập ngày càng giảm sút. Không những kết quả học tập kém đi, nhiều bạn vì mê điện tử còn làm ra những hành động sai trái khác như nói dối bố mẹ, lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Vậy nên, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo thêm nhiều sân chơi cho lứa tuổi học sinh để học sinh có được sân chơi lý thú và hấp dẫn từ đó không bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử nữa. Bên cạnh đó gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi, đồng thời hướng dẫn con em mình chơi sao cho lành mạnh.
Trò chơi điện tử là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Mình trình bày trong hình!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK