Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần...

Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi: “... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi: “... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng...” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai) a. Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào? Tên đầy đủ của văn bản là gì? b. Nêu đặc điểm thể hịch và cho biết kết cấu của văn bản? b. Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích? c. Qua đoạn trích trên, em hiểu như thế nào về nhân vật “ta”? Nếu là “tướng sĩ” của nhân vật “ta” trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, em sẽ làm gì trước những “lời bộc bạch thống thiết tâm can” của vị chủ tướng? d. Xét về mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “...Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng khốn bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tốt xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?...” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai) a. Đoạn văn trên nằm ở phần nào trong văn bản “Hịch tướng sĩ”? b. Trong đoạn trích này, tác giả nêu ra hậu quả về thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ trước cảnh “nước mất nhà tan”. Em hãy chỉ rõ những hậu quả đó? c. Việc Trần Quốc Tuấn nêu ra những hậu quả trên nhằm mục đích gì? Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng? Tác dụng? d. Các câu văn in đậm thực hiện hành động nói nào? Cách thức thực hiện hành động nói đó? e. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một văn bản em đã học viết về chiến thắng của quân dân nhà Trần chống giặc Mông Nguyên, đó là văn bản nào? Của ai?

Lời giải 1 :

1a)Hoàn cảnh ra đời:khoảng năm 1285,trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ 2.Tên đầy đủ là Dụ chư tỳ tướng hịch văn.

1b)

Đặc điểm của thể hịch

Dẫn chứng từ Hịch tướng sĩ

- Chức năng chủ yếu của hịch là cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đâu tranh chống kẻ thù.

- Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Về kết cấu, thông thường bài hịch gồm bốn phần chính. Tất cả các phần đều hướng tới tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

- Kết cấu bốn phần, các phần đều hướng tới tư tưởng chủ đạo : nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng.

- Hịch thời xưa thường được viết theo lối văn biền ngẫu. Cũng có khi hịch được viết bằng văn xuôi, có khi sử dụng phối hợp các thể văn khác nhau. Dù sử dụng thể văn nào thì lời hịch cũng trang trọng, hùng hồn.

- Hịch tướng sĩ có sự đan xen tản văn (văn xuôi) với biền văn : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”,..

- Lập luận đanh thép, hùng hồn, thường kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng, sử dụng linh hoạt cách lập luận tương đồng và lập luận tương phản, khẳng định hoặc phủ định.

- Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng (đoạn tố cáo tội ác kẻ thù), những hình tượng ữong sự đối lập, tương phản (đoạn phê phán thái độ bàng quan, hưởng lạc của tướng sĩ,...)

1b)nội dung chính:

-Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u", “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc và thể hiện tâm tư của vị thống soái-tấm lòng yêu nước vĩ đại.

-Biện pháp nghệ thuật:

-Biện pháp tu từ:

+ So sánh: ruột đau như cắt.

+Nói quá: nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

1c)ko bik làm

1d)câu in đậm cỗ nào ạk:))

2a)phần thứ 8

2b,c,d,e tự làm đi tui mệt quá

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK