Đọc bài thơ " Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên đã để lại trong tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc về hình ảnh ông đồ thời úa tàn, với hai câu thơ: ( trích thơ). Nếu ở những dòng thơ đầu ta thấy được hình ảnh ông đồ là hình ảnh của bức tranh ngày tết thì bây giờ thời hoàng kim ấy đã không còn, ông đồ đã bị thất thế. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá được thể hiện ở những từ ngữ " giấy đỏ buồn"," nghiên sầu". Lúc này giấy đỏ, nghiên mực không được dùng để thảo những nét tài hoa nên giấy thì cứ bạc màu dần, không còn đỏ thắm, còn mực thì đọng lại trong nghiên hoá tủi sầu. Giấy mực vốn là những thứ vô tri, vô giác lại trở nên có tâm hồn biết thấm thía, nghĩ suy như con người cũng là nhân tố làm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn của ông đồ thời ế khách và cũng là nỗi buồn sâu thẳm của cả một thế hệ nhà nho thời bấy giờ. Chỉ qua hai câu thơ trên cũng đã phần nào làm nên thành công của bài thơ Ông đồ, nói lên nỗi lòng thầm kín của tác giả khiến tôi không khỏi xót xa, trân trọng !
Đây là hai câu thơ cho thấy tâm trạng buồn bã của ông đồ dường như cũng thấm vào cảnh vật. Giaáy, mực vốn là những vật thân thiết với ông đồ cũng trở nên có hồn và mang tâm trạng buồn, sầu của con ngời. Giaáy buồn vì bị bỏ quên nên màu đỏ của nó cũng trở nên bạc phai cả sắc, bẽ bàng cả hồn. Mực không được đụng đến nên ngưng động bao sầu tủi, lặng lẽ cô mình trong nghiên sầu.Đỏ là từ chỉ màu , còn thắm là chỉ sắc. Màu chỉ còn là cái xác và sắc là linh hồn. Ở đây ta thấy giấy không còn được hài hòa thắm duyên cùng mực nên dường như nó không còn sự sống. Còn " Mực đọng trong nghiên sầu"trĩu xuống, ứ lại, ngưng lại ở chữ " đọng". Đây là cái ứ đọng của mực lâu ngày không được dùng đến hay cũng chính là niêm fu uất của ông đồ đang kết đọng lại thành 1 nỗi sầu. Hình ảnh thơ không chỉ còn mang nghĩa tả thựcmà hình ảnh tượng trưung cho thấy sự ế ẩm, tâm trạng chán ngán, u uất của ông đồ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK