Trang chủ Địa Lý Lớp 10 Địa lớp 10 ạ BT tính giờ câu hỏi 13660...

Địa lớp 10 ạ BT tính giờ câu hỏi 13660 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Địa lớp 10 ạ BT tính giờ

image

Lời giải 1 :

1. Tính ngày MT lên thiên đỉnh:

Ở bán cầu Bắc:

- Từ ngày 21/3 – 23/9 Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh tại xích đạo và các vĩ độ trong vùng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu mất 186 ngày.

- Từ xích đạo lên chí tuyến Bắc mất 186 / 2 = 93 ngày với 23 độ 27’vĩ tuyến

Đổi 23 độ 27’ ra giây: 23 độ 27’ = 23 độ x 60’ + 27’ = 1407’ x 60’’ = 84420’’ (giây)

=> Trong 1 ngày Mặt Trời di chuyển 1 khoảng là: 84420’’ / 93 ngày = 908’’/ngày

a) Tại Hà Nội (21 độ 01’B):

Đổi 21 độ 01’B = 21 độ x 60’ + 1’ = 1261’ x 60’’ = 75660’’

=> Số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 21 độ 01’B cách xích đạo là: 75660’’ / 908’’ = 83 ngày

Vậy:

+ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 là: 21/3 + 83 ngày = 12/6

+ Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 là: 23/9 – 83 ngày = 3/7

=> Giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh cách nhau: 21 ngày

b) Tại Huế (16 độ 26’B)

Đổi 16 độ 26’B = 16 độ x 60’ + 26’ = 986’ x 60’’ = 59160’’

=> Số ngày MT lên thiên đỉnh tại 16 độ 26’B cách xích đạo là: 59160’’ / 908’’ = 65 ngày

Vậy:

+ Ngày MT lên thiên đỉnh lần 1 là: 21/3 + 65 ngày = 25/5

+ Ngày MT lên thiên đỉnh lần 2 là: 23/9 - 65 ngày = 20/7

=> Giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh cách nhau: 56 ngày

c) Tại TP. Hồ Chí Minh (10 độ 40’B)

Đổi 10 độ 40’B = 10 độ x 60’ + 40’ = 640’ x 60’’ = 38400’’

=> Số ngày MT lên thiên đỉnh tại 10 độ 40’B cách xích đạo là: 38400’’ / 908’’ = 42 ngày

Vậy:

+ Ngày MT lên thiên đỉnh lần 1 là: 21/3 + 42 ngày = 2/5

+ Ngày MT lên thiên đỉnh lần 2 là: 23/9 – 42 ngày = 12/8

=> Giữa 2 lần MT lên thiên đỉnh cách nhau: 102 ngày

2. Tính độ cao MT lúc giữa trưa (góc nhập xạ): h0

Các địa điểm ở đề bài đều thuộc bán cầu Bắc, áp dụng công thức ta có:

- Ngày Hạ chí (22/6): h0 = 90 độ + β – 23 độ 27’B (trong đó β là vĩ độ của địa điểm cần tính)

=> Tại Hà Nội (21 độ 01’B): h0 = 90 độ + 21độ 01’ - 23 độ 27’ = 86 độ 34’

Tại Huế (16 độ 26’B): h0 = 90 độ + 16 độ 26’ – 23 độ 27’ = 82 độ 59’

Tại TP. Hồ Chí Minh (10 độ 40’B): h0 = 90 độ + 10 độ 40’ - 23 độ 27’ = 77013’

- Ngày Đông chí (22/12): h0 = 90 độ - β – 23 độ 27’B (trong đó β là vĩ độ của địa điểm cần tính)

=> Tại Hà Nội (21 độ 01’B): h0 = 90 độ - 21 độ 01’ - 23 độ 27’ = 45 độ 32’

Tại Huế (16 độ 26’B): h0 = 90 độ - 16 độ 26’ – 23 độ 27’ = 50 độ 07’

Tại TP. Hồ Chí Minh (10 độ 40’B): h0 = 90 độ - 10 độ 40’ - 23 độ 27’ = 55 độ 53’

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK