Nêu những nét nổi bật của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay:
- Tháng 8-1945, khi biết tin phát xít Nhật đầu hàng, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập, lật đổ ách trống trị của bọn thực dân.
+ Ngày 17-8-1945, Indonesia tuyên bố độc lập.
+ Ngày 19-8-1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành lại chính quyền, lập nên nước Việt Nam
+ Ngày 12-10-1945, Lào tuyên bố là vương quốc độc lập có chủ quyền
- Tuy nhiên ngay sau đó, các nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống các cuộc xâm lược trở lại của các nước đế quốc
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX:
+ Tình hình Đông Nam Á ngày càng căng thẳng do có sự can thiệp của Mĩ vào khu vực
+ Một số nước tham gia khối SEATO, trở thành đồng minh với Mĩ, Anh, Pháp như (Thái Lan, Philippin), một số nước thi hành chính sách trung lập, không tham gia vào khối quân sự của các nước đế quốc (như Indonesia, Miến Điện) => Các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
- Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á thành lập tổ chức liên minh khu vực, để cùng nhau phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Ngày 8-8-1967, ASEAN được thành lập ban đầu với sự tham gia của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.
- Đến năm 1999, đã có 10 nước tham gia vào khối này
- Năm 1992, ASEAN thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
- Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực (ARF)
-Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.
- Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX:
+ Lần lượt các nước giành được độc lập.
+ Tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK