a,
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác- vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc VN. Thật vậy, nếu như những dòng thơ trên là nỗi đau buồn, thương nhớ của 1 người con miền Nam đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại thì khổ thơ cuối đã thể hiện sự lưu luyến ko muốn rời xa đối với Bác:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
....
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
Cụm từ "thương trào nước mắt" thể hiện một nỗi buồn thương mãi mãi khôn nguôi trong lòng tác giả đối với sự ra đi của Bác và việc sắp phải xa Bác. Khi sắp phải trở về miền Nam, tâm trạng của nhà thơ như tâm trạng của 1 người con sắp phải xa cha, đau buồn vô cùng. Tiếp theo, tác giả dùng điệp ngữ "muốn làm" để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như "con chim hót, đóa hoa tỏa hương" thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác. Chao ôi, đây là một ước mơ vô cùng bình dị mà lớn lao của tác giả. Nhưng quan trọng hơn, tác giả muốn được làm "cây tre trung hiếu". Về hình ảnh cây tre, cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu. Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc VN. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc
*** Phép thế: "nhà thơ Viễn Phương" được thế bằng "tác giả"
*** Khởi ngữ: được in đậm
b,
Trong cuộc sống, đức tính trung hiếu là đức tính tốt đẹp mà mỗi người đều cần có trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có đức tính trung hiếu mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa hơn khi đóng góp được một phần công sức của mình vào công cuộc chung của đất nước, của cộng đồng. Trung hiếu là phẩm chất trung thành với đất nước, hiếu thuận với nhân dân, gia đình, quê hương và đây chính là phẩm chất mà mỗi người đều cần có trong xã hội ngày nay. Đầu tiên, đức tính trung hiếu là đức tính cao đẹp của 1 người dân yêu nước. Trung thành với tổ quốc, sát cánh kề vai cùng nhân dân trong lúc nguy nan và sẵn sàng hy sinh trong công cuộc xây dựng đất nước khi hòa bình chính là sự trung hiếu với tổ quốc và hiếu thuận với dân. Chính nhờ phẩm chất cao đẹp này mà nhân dân ta mới có thể đánh đuổi được quân ngoại xâm hay cùng nhau vượt qua những tình cảnh khó khăn như dịch bệnh Covid19. Thứ hai, đức tính trung hiếu là phẩm chất mang đầy tính nhân văn trong công cuộc xây dựng đất nước. Chỉ có bằng tấm lòng cho dân cho nước mà mỗi người mới ý thức được bổn phận của mình và góp 1 chút sức lực nho nhỏ vào công cuộc chung của đất nước. Cuối cùng, đức tính trung hiếu là đức tính được kính trọng. Người có đức tính trung hiếu sẽ tạo được sự tôn trọng và yêu mến với những người xung quanh. Tóm lại, đức tính trung hiếu là đức tính cao đẹp cần có ở mỗi người
c,
Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, hình ảnh hàng tre hiện lên vô cùng chân thực và sinh động có nhiều ý nghĩa khác nhau. Thật vậy, hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu tiên được thể hiện ở hai câu thơ "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát/Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Những hàng tre xung quanh Bác không chỉ biểu tượng cho dân tộc VN mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho hồn cốt thanh cao của dân tộc VN mãi mãi tồn tại cùng sự bất tử của Bác theo năm tháng. Bác sống mãi cùng sự nghiệp đấu tranh của nhân dân VN. Ở khổ thơ cuối, hình ảnh hàng tre chính là nơi mà nhà thơ gửi gắm những khát khao ẩn mình để được ở bên Bác của mình. Tóm lại, những hàng tre chính là biểu tượng của con người VN giản dị, thanh cao mà mạnh mẽ suốt chiều dài lịch sử và tượng trưng cho sự bất tử của Bác bên cạnh nhân dân, dân tộc VN mãi mãi.
d,
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Trích trong "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK