Trong cuộc sống, việc tự chủ cuộc sống của mình sẽ đem đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho chính người đó. Thật vậy, thái độ sống không phụ thuộc, không dựa dẫm và không lệ thuộc sẽ dẫn đến cuộc sống tự chủ và tự đem đến các cơ hội bứt phá và trở nên thành công hơn. Đầu tiên, thái độ sống làm chủ sẽ làm cho chúng ta không phải sống dưới cái bóng của người khác. Trên thực tế, con người không làm chủ được cuộc sống của mình sẽ trở nên bị động, chậm chạp và lười nhác, khó mà tạo được bứt phá trong công việc. Chẳng những thế, con người sống dưới cái bóng của người khác thường sẽ bị coi thường và không được tôn trọng. Thứ hai, thái độ sống tự chủ cuộc sống của chính mình sẽ giúp cho ta không trở thành gánh nặng cho những người xung quanh. Những người xung quanh không chỉ phải lo cho bản thân họ mà còn phải đeo vác thêm trách nhiệm nuôi sống những người chưa tự làm chủ được cuộc sống của mình. Vì vậy, việc tự chủ cuộc sống của mình còn là để giảm bớt gánh nặng cho người thân trong gia đình. Cuối cùng, việc sống tự chủ cuộc sống của chính mình sẽ dẫn đến 1 tương lai chủ động, thành công và tạo được bứt phá. Trên thực tế, những tấm gương thành công chính là những người chủ động trong công việc, chủ động đi tìm những giải pháp và con đường đi trên hành trình sự nghiệp của mình. Nếu như một cá nhân cứ luôn núp dưới sự che chở của người khác thì khó có thể thành công và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Theo em, mỗi cá nhân cần ý thức được việc tự chủ, tự lập trong cuộc sống của mình để có 1 cuộc sống độc lập, để tạo nền tảng cho những bứt phá khác trong cuộc sống. Tóm lại, việc sống tự chủ sẽ mang đến rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của chính người đó.
Bên cạnh việc quyết liệt ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch, nhanh chóng xác minh nguồn lây để phong tỏa, dập dịch thì chính quyền, các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương đều tuân thủ nghiêm quyết sách của Chính phủ là đối xử nhân văn, đầy tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân và những người được cách ly, giám sát sức khỏe cho dù họ là người Việt hay người nước ngoài. Cho đến nay, mọi chi phí cho việc cách ly, phong tỏa, xét nghiệm… đều do Chính phủ chi trả. Về chi phí điều trị đối với bệnh nhân COVID-19, nếu là người Việt Nam được miễn phí toàn bộ.
Đặc biệt, khi Việt Nam trải qua 22 ngày không có ca mới mắc COVID-19 và toàn bộ 16 người bệnh đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, đã có những ý kiến cho rằng cần đóng cửa cả với những người Việt trở về từ các vùng dịch. Nhưng Chính phủ vẫn quyết định dang rộng cánh tay đón các công dân của mình từ các tâm dịch ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ,... dù biết như vậy là phải “gồng mình” chống dịch hơn hàng trăm lần…
Với hành trình đó, đến nay, Việt Nam đã tổ chức cách ly cho hàng chục nghìn người cả Việt Nam và nước ngoài. Và từ các khu cách ly, nhiều bức thư thể hiện tình cảm của những người được cách ly đã nói lên tất cả. "Tôi có cảm giác có thêm một gia đình"; "Những ngày đi cách ly thực sự là những ngày trải nghiệm đáng nhớ và tuyệt vời của tôi. Các cô chú quân nhân và y, bác sĩ ở đó đối xử rất tốt với mọi người. Đó không chỉ vì tinh thần trách nhiệm mà còn vì tình cảm - tình nghĩa đồng bào. Bởi nếu chỉ vì tinh thần trách nhiệm thì họ không thể nào cười tươi suốt ngày như vậy"... Đó là lời lẽ trong lá thư của Lưu Nhã Đình, du học sinh về từ châu Âu viết gửi Ban giám hiệu và toàn thể các cô chú quân nhân, y bác sĩ ở Trường quân sự Quân khu 7 (Thành phố Hồ Chí Minh) sau khi kết thúc 14 ngày cách ly.
Hay bức thư của cô gái D.T.H.D (1996, Bình Dương) gửi đến Trung tâm Y tế Hưng Hòa (huyện Bàu Bàng) với tâm trạng đầy hứng khởi: "Khoảng thời gian 14 ngày không ngắn cũng không quá dài nhưng đủ để em cảm nhận cuộc sống này vẫn đầy ắp tình người. Mặc cho dịch bệnh đang hoành hành ngoài kia. Các anh chị cán bộ y tế vẫn giữ phong thái bình tĩnh, vẫn dùng sự nhiệt thành của mình tận tâm chăm sóc người bị cách ly vì dịch COVID-19... Mỗi ngày anh chị đều hỏi em muốn ăn gì, cần gì để chuẩn bị. Sự quan tâm quá đỗi chu đáo nhiệt tình này khiến cho em vừa cảm động lại vừa ái ngại."...
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK