I, MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
nêu ý kiến
II, TB
1, Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Cảm xúc của nhà thơ
2, Phân tích hình ảnh ẩn dụ và giá trị của nó
* Ânr dụ "hàng tre xanh Việt Nam" ->tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ của dân tộc
* 'Mặt trời' ->ẩn dụ cho hình ảnh của Bác, sự vĩ đại của Bác; sự tôn kính của nhân dân với Bác
*"Tràng hoa" ->cuộc đời của nhân dân đã nở hoa dưới ánh snags của Bác
* "vầng trăng" ->tâm hồn cao đẹp của Bác, cũng là hình ảnh vĩnh hằng cho thấy Bác luôn ở trong trái tim của nhân dân.
* "cây tre trung hiếu" ->ước nguyện của nhà thơ muốn được gắn bóbên lăng Bác và góp 1 phần công sức mình để trung hiếu với quê hương, với đất nước.
* trời xanh"-> công lao của Bác sẽ còn mãi với thời gian
3. Đánh giá chung
- Nội dung
- Nghệ thuật
III, KB: Khănge định lại giá trị của các hình ảnh ẩn dụ
*bài viết
Hình ảnh Bác Hồ-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc không chỉ sống mãi trong tư tưởng của người dân mà còn được khắc sâu thông qua văn học, qua nghệ thuật. Viết về Bác, mỗi tác giả lại chọncho mình 1 lối đi riêng nhưng tựu chung lại đều là sự thành kính, biết ơn trước tấm lòng bao la của Người. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua tác phẩm "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ đã tập trung thể hiện tình cảm của nhân dân với Bác và hình ảnh của Bác thông qua những hình ảnh ẩn dụ thật đẹp.
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân cả nước trước sự kiện to lớn là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.. Cảm xúc bao trùm là niềm xúc động thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn niềm đau xót của tác giả khi ông từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Hình ảnh ẩn dụ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bộc lộ cảm xúc này của tác giả.
Xuyên suốt bài thơ, ta bắt gặp rất nhiều những hình nahr ẩn dụ sân sắc. Trước hết là hình anh của “hàng tre bát ngát” hiện ra trong sương mờ buổi sớm trên con đường đến thăm Bác. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: tre chính là con người VN, đất nước VN. Thép Mới viết : Tre tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mộc mạc, ngay thẳng thủy chung, bất khuất còn Viễn Phương phẩm chất của tre được khái quát qua câu “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Thành ngữ “bão táp mưa sa” chỉ sự gian lao vất vả, dù gian lao vất vả dân tộc VN vẫn kiên định đi theo con đường mà Bác đã chọn.
Tiếp đó là hình ảnh của "măt trời" trong câu thơ:
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là hình ảnh thật, mặt trời của thiên nhiên vũ trụ mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài. Còn hình ảnh "mặt trời" thứ 2 nói về Bác mang ý nghĩa ẩn dụ: so sánh ngầm Bác với mặt trời, ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác đối với dân tộc. Bác cũng như vầng mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Như vậy ẩn dụ "mặt trời" vừa nói lên sự vĩ đại của Bác, vừa nói lên sự tôn kính của nhân dân, mọi người đối với Bác.
Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đem đến 1 hình nahr giàu ý nghĩa:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
“Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác. Qua đó, nhà thơ bộc lộ sâu sắc lòng thành kính đối với Bác.
Tiếp tục dùng hình ảnh của thiên nhiên, nhà thơ đã có phép ẩn dụ độc đáo: “vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh “vầng trăng” là một liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ, Bác đức độ dịu hiền như 1 tiên ông. Đồng thời lại gợi nghĩ đến những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người.
Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.Hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với non sông đất nước, vẫn biết Bác trường tồn, bất tử như trời xanh còn mãi mãi (như Tố Hữu viết “Bác sống như trời đất của ta”) Dù biết như thế nhưng nhà thơ không thể không đau xót trước sự ra đi của Người, không nén nổi cảm xúc.
Cuối cùng, bài thơ khpé lại bằng kết cấu đầu cuối tương ứng "cây tre trung hiếu". Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối.
Như vậy, với hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc vừa gẫn gũi vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tác giả đã bộc lộ 1 cách sâu sắc tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác.
" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"
Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Sau bao khát khao mong ước, hôm nay người con ấy có cơ hội được viếng lăng Bác, nỗi xúc động, nghẹn ngào thốt lên thành tiếng như thoả lòng mong mỏi gặp Bác bấy lâu. Nơi miền Nam xa xôi, người con ấy mang cả trái tim của hàng triệu đồng bào miền Nam đang dõi theo người, ấm áp biết bao. Đứng trước lăng là hàng tre xanh bát ngát trong sương mai buổi sớm, hàng tre ấy vẫn hiên ngang, đứng bên người, chở che cho người.
" Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Từ cảm xúc khi đứng trước lăng, tác giả bồi hồi nghĩ về con dân đất Việt, những con người Việt Nam anh dũng, kiên trung, cây tre là biểu tượng là hồn cốt của dân tộc Việt. Người Việt Nam vẫn luôn sáng ngời bởi sự gắn bó bền chặt, ý chí kiên cường, dẫu bão táp mưa sa, dẫu đất cằn sỏi đá vẫn hiên ngang, ngạy thẳng, thủy chung. Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Theo dòng người, vào viếng lăng Bác, tác giả lại càng thương nhớ xúc động hơn bao giờ hết.
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài " đi "bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
Bác vẫn ở đấy thôi, chúng con từ khắp mọi miền đến bên người. Ngày ngày những dòng người vào thăm Bác trong niềm xúc động, nhớ thương khôn nguôi. Niềm yêu thương ấy kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người. Cuộc đời dân tộc nở hoa dưới nhân cách và công lao vĩ đại của Người. Bác đã hiến trọn bảy mươi chín mùa xuân đẹp đẽ nhất cho dân tộc cho cách mạng, Bác đã làm nên mùa xuân mới cho đất nước, cho muôn dân.
Càng vào trong lăng, nỗi nghẹn ngào lại càng khó tả, càng mãnh liệt khôn nguôi khi bắt gặp hình ảnh người:
" Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
………………………………………….
Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Bác đang yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu giữa một vầng trăng hiền dịu, ánh trăng như Bác vậy, luôn ấm áp và dịu dàng, là kẻ tri âm tri kỉ với Người. Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương. Dẫu biết rằng Bác như bầu trời xanh kia vậy, luôn mãi mãi trường tồn, khắc sâu trong trái tim của muôn người, nhưng thực tại cũng khiến tác giả không khỏi đau lòng được. Không buồn sao được, không thổn thức, tiếc thương sao được khi bầu trời xanh của dân tộc đã ra đi mãi mãi. Tiếng thơ cất lên sao mà nhói lòng, mà thổn thức đến vậy. Càng bên Bác, tình cảm lại càng dạt dào, càng bứt rứt, quyến luyến chẳng muốn rời xa. Từng phút giây thiêng liêng được bên Người là khoảnh khắc quý báu và đáng trân trọng nhất, khi nghĩ đến việc phải xa Người lại không thể ngăn được những dòng nước mắt nuối tiếc, bịn rịn.
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Ước nguyện giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người. Từ " muốn làm" lặp đi lặp lại như diễn tả nỗi khát khao khôn nguôi được ở lại với Người, được bên Người thật lâu. Là con chim cất cao tiếng hót giữa bầu trời thanh bình, là đoá hoa toả hương ngào ngạt, là cây tre trung hiếu canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Mong ước ấy đâu chỉ riêng của Viễn Phương mà còn là tiếng lòng, là khát khao, ước nguyện của tất cả mọi người còn trên đất nước này gửi đến Bác.
"Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại", hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK