Đáp án:
a.+b.
Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng
Hệ hô hấp gồm 2 phần: Đường dẫn khí và 2 lá phổi
Đường dẫn khí:
Cấu tạo: gồm các cơ quan: mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
Mũi: có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc.
Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động đậy kín đường hô hấp.
Khí quản: Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc
tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.
Phế Quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn, ở phế quản nơi tiếp xúc với các phế nang thì
không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
Chức năng: Dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không
khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc
điểm phù hợp sau:
Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng
tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có
nhiều mao mạch (làm ấm không khí).
Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm
sạch không khí và bảo vệ phổi).
Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi
bặm dính vào ra phía ngoài.
Hai lá phổi:
Cấu tạo:
Bao ngoài hai lá phổi là hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính
với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch giúp phổi nở rộng và xốp
Đơn vị cấu tạo phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi
mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên
phổi làm cho diện tích bé mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.
Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
c.Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.
cấu tạo của dung tích phổi:
Dung tích sông phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cận. Dung tích phối phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong đó tuổi phát triển, sau đó độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Xin hay nhất ạ
a),b) trong hình
c)Dung tích phổi (Total lung capacity, TLC) = 6 L. Thể tích của các khí trong phổi sau khi đã thở vào tối đa.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK