Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Căm nhận về chi tiết "ngọc trai- giếng nước" câu...

Căm nhận về chi tiết "ngọc trai- giếng nước" câu hỏi 635009 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Căm nhận về chi tiết "ngọc trai- giếng nước"

Lời giải 1 :

Đó là Mị Châu và Trọng Thủy và mối thù non nước Âu Lạc trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Gắn liền với mối tình ấy là chi tiết ngọc trai – giếng nước thấm đẫm bi thương.Trọng Thủy xuất thân là hoàng tử của đất nước đối địch. Vì mục đích chính trị hắn đã không từ thủ đoạn, qua đất nước Âu Lạc chấp nhận ở rể để ăn cắp được chiếc nỏ thần – vũ khí thần do thần Kim Quy giúp sức. Trái ngược với sự mưu mô, tính toán của Trọng Thủy là sự ngây thơ và lòng tin tuyệt đối của Mị Châu. Trước khi chồng về nước, có dặn Mị Châu một câu đầy ngụ ý về sự phản bội nhưng nàng đã không nhận ra – “nếu như đến lúc hai nước thấy hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” Đến cuối cùng trên chặng đường chạy thoát thân, Mị Châu vẫn không hiểu được rằng nỗi bi kịch và nỗi nhục mất nước chính là do sự ngây thơ của mình gây nên. Trong lúc lòng vua cha An Dương Vương đau như cắt vì mất nước thì Mị Châu lại mang một nỗi hy vọng ngây thơ rằng Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng mà tìm lại được mình. Hành động của Mị Châu là chi tiết dẫn đến cao trào cốt truyện, khắc họa rõ hơn bi kịch mất nước đau đớn của An Dương Vương. Người phản bội ngài không ai xa lạ, chính là người ngài hằng yêu thương nhất.Tôi thấy rằng cuối cùng Mị Châu phải nhận lấy cái chết từ chính tay người cha, là hình phạt mà dân gian đã nghiêm khắc với những người không biết đặt mối quan hệ của quốc gia lên trước cá nhân. Nhưng vì tấm lòng trong sạch, thân xác của nàng biến thành ngọc thạch, máu hóa thành trai ngọc. Trọng Thủy sau khi trở về Cổ Loa, vì quá thương tiếc vợ mà lao đầu xuống giếng tự vẫn. Dân gian tương truyền rằng, ngọc trai rửa vào nước giếng càng sáng hơn. Đó không phải là sự tha thứ của nhân dân, bởi hai nhân vật đều phải nhận cái chết. Tuy nhiên sự hòa hợp giữa hai vật ấy chính là tượng trưng cho mối tình chung thủy. Ánh sáng từ ngọc trai là sự tha thứ của Mị Châu đối với người đã biết hối hận, biết trân trọng tấm lòng của nàng. Vì đối với người con gái còn điều gì hạnh phúc hơn là sự đáp lại tình cảm từ người mình yêu thương, thấy rằng các tác giả dân gian không chỉ trừng phạt nghiêm khắc kẻ có tội mà còn thể hiện tấm lòng bao dung, yêu thương những giá trị đáng được thứ tha, trân trọng. Đến nay, biểu tượng ngọc trai – giếng nước vẫn được ca tụng như biểu tượng của tình yêu son sắt. Nếu thử không có cuộc chiến tranh khốc liệt kia, không có sự tham lam của lòng người, hẳn kết cục của Mị Châu và Trọng Thủy cũng không quá bi thương. Nhưng đó cũng là bài học về tinh thần giữ nước mà cha ông ta muốn dành cho các thế hệ sau. Mỗi cá nhân đều là một nhân tố trong cộng đồng. Ta không thể vì tình cảm cá nhân mà hy sinh an nguy của cả dân tộc. Mị Châu thân là công chúa, nàng vốn dĩ phải hiểu điều này hơn ai hết. Nhưng tình cảm riêng vợ chồng đã khiến nàng thiếu sáng suốt, và cái giá phải trả chính là sự kết liễu mạng sống bởi chính tay cha ruột. An Dương Vương không phải là người cha nhẫn tâm, ông chỉ là nhân vật chức năng thể hiện cách ứng xử và thái độ của nhân dân trong việc trừng phạt người có tội. Trung tâm dạy kèm tại nhà cho rằng chi tiết ngọc trai – giếng nước vừa là biểu tượng của mối tình son sắt Mị Châu – Trọng Thủy, vừa là lời cảnh tỉnh cho muôn thế hệ về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK