Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bài tập: “Ông đồ" của Vũ Đình Liên đã khắc...

Bài tập: “Ông đồ" của Vũ Đình Liên đã khắc hoạ đầy ám ảnh về hình ảnh một lớp người từng dệt nên nét đẹp văn hoá dân tộc, giờ chi còn là cái di tích tiều t

Câu hỏi :

help me

image

Lời giải 1 :

❇ Gợi ý tham khảo: 1 MB: - Giới thiệu vài nét về tác gia Vũ Đình Liên ( một trong những lá cờ tiên phong của phong trào thơ mới. Sáng tác của ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ...) - Giới thiệu được tác phẩm "Ông đồ" ( Thi phẩm là một trong những bài thơ hay nhất tiêu biểu cho hồn thơ của tác giả...) - Nêu được vấn đề nghị luận. ( trích dẫn lời của Vũ Đình Liên): Bài thơ "đã khắc họa đầy ám ảnh về hình ảnh một lớp người từng dệt nên nét đẹp văn hóa dân tộc, giờ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn." 2. TB: a/ Khái quát (1 đoạn nhỏ nói về cảm hứng sáng tác, mạch cảm xúc, nội dung, nghệ thuật và nhắc lại luận đề cần chứng minh. (có thể diễn đạt lại bằng lời không trích như ở MB nữa. Đấy là niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nuối cảnh cũ người xưa... vv) b/ Hệ thống luận điểm: (Cần đảm bảo 1 số ý sau) LĐ1: Hình ảnh ông đồ thời kì hoàng kim: Đấy là thời kì ông đồ được nhiều người thuê viết "Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài... ". Cái chữ của ông là một phần không thể thiếu trong ngày Tết, bằng cái tài ông đồ đã tô vẽ thêm tươi đẹp cho mùa xuân. Trong hoàn cảnh ấy ông đồ trở thành một nghệ sĩ tài hoa: "Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay" —> Vận dụng các thao tác lập luận để phân tích, chứng minh được hình ảnh "đầy ám ảnh" của lớp người "dệt nên nét đẹp văn hóa". (Phải làm rõ được ý này) * LĐ2: Ông đồ- "cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn." - Người thuê đã vắng, cây bút, nghiên mực, giấy đỏ...lấy hình ảnh sự vật để ẩn dụ cho sự đang khô héo, lụi tàn đến đáng thương của ông đồ. ( "giấy đỏ buồn", "mực sầu). - Hình ảnh ông đồ bó gối trong cảnh "Qua đường không ai hay". Ông đã trở thành người thừa, "đời thừa" trong dòng chảy nhân sinh. - Ông đồ khuất bóng, và niềm cảm khái của tác giả: Khuất hẳn khi "Không thấy ông đồ xưa". Đây thực chất là biểu tượng thời văn hóa chữ Nho đã đi vào dĩ vãng. Trở thành cái di tích hiện hữu trong tinh thần, trí nhớ mà thôi. * LĐ3: Đánh giá, chốt lại vấn đề. 3 KB: - Khẳng định lại ý kiến. - LHBT - Có thể bàn luận mở rộng thêm, nâng cao vấn đề: Bài thơ là sự gặp gỡ của hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ. Đấy là một yếu tố quan trọng tạo nên sức ám ảnh cho bài thơ. Đây chỉ mang tính tham khảo, có thể chia luận điểm khác, cách làm khác, tùy người viết thôi ạ. Vì văn học là nghệ thuật không có khuôn mẫu, chỉ có sáng tạo mới thành công! Chúc em làm tốt! ..

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK