Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 3. Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ...

3. Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão. Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác bài thơ từ đó nhận xét ngắn gọn về tình cảm yêu nước của tác giả. *Giới th

Câu hỏi :

Viết bài văn hoàn chỉnh hộ em ạ Em cảm ơn nhiều ạ

image

Lời giải 1 :

Nhắc đến Phạm Ngũ Lão, t nghĩ ngay đến một vị tướng dưới thời Trần. Ông là người có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên. Tuy là một vị tướng tài ba nhưng ông lại thích đọc sách, ngâm thơ và được mệnh danh là người văn võ song toàn. Ông đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài thơ " Tỏ lòng ". ( Trích thơ ) 

   Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần, được viết bằng thể thơ Đường luật quen thuộc. Qua thi phẩm này, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp của người có sức mạnh, lý tưởng cao cả cùng khí thế hào hùng của quân dân nhà Trần và tình yêu nước chảy bỏng. 

   Trước hết, hai câu thơ đầu mở ra, ta đã hướng ngòi bút tô đậm vẻ đẹp của người tráng sĩ với vóc dáng hùng dũng và sức mạnh của quân đội nhà Trần :

     " Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

       Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. "

hay được dịch là : 

     " Múa giáo non sông trải mấy thu

       Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. "

   Ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giá đã khéo léo sử dụng từ " hoành sóc ". Hoành sóc có nghĩa là hành động cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Hành động này khắc hoạ một tư thế oai phong, lẫm liệt, hùng dũng, hiên ngang của người có khát khao bảo vệ tổ quốc. "Hoành sóc" được dịch ra thành "múa giáo", thể hiện sự dẻo dai, bền bỉ, khéo léo nhưng lại làm mất đi vẻ cứng rắn của người tráng sĩ. Câu thơ sử dụng nghệ thuật đối, đối giữa "hoành sóc" và "giang sơn". Hình ảnh một con người nhỏ bé nắm chắc ngọn giáo trong tay so với núi sông, đất nước bao la, đã tôn vinh vẻ đẹp người tráng sĩ sánh ngang với tầm vóc vũ trụ. Câu thơ còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ qua cụm từ "kháp kỉ thu". Kháp kỉ thu là từ cổ, có nghĩa là trải dài mấy thu. Thời gian cuộc chiến trường kì diễn ra trong bối cảnh rộng lớn. Đã mấy thu, người tráng sĩ luôn trong tư thế sẵn sàng xung trận, kiên nhẫn, cảnh giác. Không gian mở ra theo chiều ngang của núi sông và theo chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm. Thời gian không chỉ được tính bằng ngày, bằng tháng mà là bằng năm. Không chỉ mới một năm mà đã mấy năm rồi. Điều đó thể hiện hình ảnh con người cầm ngọn giáo trong tay là hình ảnh kỳ vĩ. Ý chí người tráng sĩ ngoan cường với khát khao bảo vệ cuộc sống của bao người dân đất Việt. Lúc này, hình ảnh ấy đã sánh ngang tầm vũ trụ, làm nổi bật người anh hùng trận Mạc có thể đánh Đông dẹp Bắc cùng ý chí sắt đá không gì lay chuyển được.

  "Tỏ lòng" là một bài thơ nói chí. Vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở tầm vóc, tư thế, khí phách, sức mạnh mà trên hết còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ. Điều đó được làm sáng tỏ qua quan niệm về trí làm trai, cái chí của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Văn học Trung đại Việt Nam đã khắc họa rõ nét tư tưởng nam nhi phì phải có ý chí, có trách nhiệm và phải gắn với hai chữ " công danh ". Theo tinh thần của Ngo giác, người nam nhi cần khẳng định bản thân bằng cách lập công danh, làm nên sự nghiệp, lưu tiếng thơm muộn đời. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ từng viết :

       " Đã mang tiếng ở trong trời đất

         Phải có danh gì với núi sông. "

Hay " không công danh thà nát với cỏ cây ."

Còn Phan Bội Châu trong bài :" xuất dương lưu biệt " lại khẳng định :

        " Làm trai phải lạ ở trên đời

          Há để càn khôn tự chuyển dời ."

Như vậy, người anh hùng PNL coi công danh là món nợ phải trả. Nó là trách nhiệm với dân, với nước, là tình yêu nước cháy bỏng trong trái tim con người đất Việt. Trong hoàn cảnh đất nước có hiểm hoạ xâm lăng thì lập công danh là lập chiến công vang dội để giữ nước, để viết lên trang sử vàng vẻ vang cho cả dân tộc. Khát vọng lập công danh là khát khao lớn lao và là trăn trở tring tầm hồn vị tướng trẻ. Nó ám ảnh, thúc giục con người hành động để lập lên kì tích lớn lao. Đây là lý tưởng sống cao đẹp, đáng trân trọng ngàn đời. 

   Kết thú bài thơ nhưng ý thơ không khép lại mà lại mở ra trong trường liên tưởng của người đọc. Bởi đặc điểm của thơ Đường là tạo ra những mối quan hệ, những ý ở ngoài lời. Quan niệm của PNL xuất phát từ cái tôi cá nhân. Chính từ suy nghĩ như vậy mà trong trái tim vị tướng này đã trào dâng một nỗi thẹn lớn:

      " Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu ."

Hay được dịch :

     " Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. "

Vũ Hầu là cách gọi người quân sự tài giỏi của Lưu Bị. Trong cái nhìn của người Trung Quốc xưa, đây là vị tướng có trí tuệ siêu phàm, tài năng quân sự siêu việt. Vừa giúp Lưu Bị chống lại những đối lập để làm vua, xây dựng đế chế vì dân. Câu thơ đã thật khéo léo khi sử dụng từ "thẹn ". PNL cảm thấy hổ thẹn với Gia Cát Lượng vì mình chưa có tài mưu lược như người xưa để trừ giặc cứu nước. Vì so với những đóng góp của cha ông thì mình chưa có gì là đáng kể. Tuy nhiên yếu tố làm Gia Cát Lượng nổi tiếng chính là lòng trung thành tuyệt đối với chủ. Phải chăng nỗi thẹn của PNL ngầm thể hiện một lời thề suốt đời trung thành với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Nỗi thẹn là cách nói làm nổi bật khát vọng, hoài bão sánh ngang với tầm vũ trụ. Nỗi thẹn thể hiện sự khiêm tốn, khiêm nhường. Nó không làm người ta nhỏ bé mà góp phần nâng cao phẩm giá con người. Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách của người có trách nhiệm với đất nước, cũng chính là day dứt của Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến sau này. Ta chợt nhớ đến nỗi thẹn của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến :" Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút.     

       " Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. "

   Có thể khẳng định rằng bài thơ " Tỏ lòng " thành công ở rất nhiều phương diện nghệ thuật. Trước hết phải kể đến là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn tới độ súc tích. Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc thể hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc người anh hùng. Ngoài ra, bài thơ còn thành công ở giọng thơ khoẻ khoắn, hào hùng, có lúc trầm lắng thấm đẫm suy tư. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. Cuối cùng là thành công ở các biện pháp nghệ thuật : đối, hoán dụ,.. làm tăng hình tượng và sắc thái biểu cảm. Từ những thành công về phương diện nghệ thuật trên, tác giá đã vẽ nên bức tranh kì vĩ, hoành tráng bởi vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách lớn lao. 

   Tóm lại, "Tỏ lòng " là một bài thơ ngắn nhưng lại mang đậm dấu ấn của cả một thời, dấu ấn âm hưởng của hào khí Đông A. Âm hưởng hào hùng của thời đại cũng chính là tôn lên vẻ đẹp anh hùng của những người tráng sĩ. Họ mang trong mình tình yêu nước cháy bỏng, cũng chính là tình yêu của nhà Trần lúc bấy giờ. Ra đời trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên, bài thơ càng làm rõ nét tình yêu nước chảy bỏng của tác giả, cũng chính là của quân thời Trần. 

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK