Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Mn giúp em làm câu 1 và câu 3 nha...

Mn giúp em làm câu 1 và câu 3 nha :3333 câu hỏi 3564362 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Mn giúp em làm câu 1 và câu 3 nha :3333

image

Lời giải 1 :

Câu 1: a)Điều này không nên. Vì các em ở lứa tuổi học sinh, bộ xương đang phát triển, khi vác sách vật nặng ta phải phân phối đều cho hai bên để bộ xương phát triển cân đối tránh bị lệch xương ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. b) Các bạch cầu đã tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể: - Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện - Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limpho B thực hiện - Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limpho T thực hiện Câu 2: - Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu => Các khí trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp: + Trao đổi khí ở phổi, khí oxi từ tế bào được chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào + Còn trao đổi khí ở tế bào: oxi từ hồng cầu ---> tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbônic ---> mao mạch Câu 3: a) * Đặc điểm cấu tạo: - Ruột dài: 2,8-3m - Có nhiều nếp gấp - Có nhiều lông ruột và các vi nhung mao ( lông cực nhỏ) - Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn ---> tăng hiệu quả hấp thụ ( cho phép một số lượng lớn dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...) - Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột---> tăng hiệu quả hấp thu ( cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết ) * Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp - Rối loạn tiêu hóa - Trào ngược dạ dày thực quản - Viêm loét dạ dày - Táo bón...v...v * Cách phòng tránh - Hình thành cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh có giờ giấc khoa học - Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế mức tối đa các chất có hại cho dạ dày như chất kích thích, rượu,bia... - Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh - Sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa - Thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, để nắm bắt được tình hình sức khỏe, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và nhận được lời khuyên của bác sĩ. b) - Khi nuốt thì không thở, vì khi nuốt đường hô hấp được đóng bịt kín hai lỗ thông lên khoang mũi và nắp thanh quản đậy kín khí quản, để để cho thức ăn nước uống tiếp tục đi theo thực quản xuống dạ dày không bị lọt vào khí quản và phổi - Khi vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc vì nắp thanh quản không đóng kính đường hô hấp thức ăn sẽ lọt vào khí quản nên ta bị sặc

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK