Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Cảm nhận về bài thơ nhàn câu hỏi 3563821 -...

Cảm nhận về bài thơ nhàn câu hỏi 3563821 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận về bài thơ nhàn

Lời giải 1 :

Có thể nói rằng với bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng rất. Với bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” lúc này đây dường như cũng đã được phân chia bố cục chặt chẽ. Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dàu ai vui thú nào Người đọc có thể thấy được ngay hai câu mở tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một dòng thơ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” và đây chính là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông cứ vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một tao nhân mặc khách vậy. Không cần nói nhiều mà chỉ cần vậy thôi là chúng ta cũng hoàn toàn có thể cảm nhận được đây chính là cuộc sống nhàn nhã của nhân vật trữ tình. Khi được kết hợp với điệp ngữ sử dụng đó là từ “một” là từ láy “thơ thẩn” tất cả miêu tả được trạng thái của tác giả. Chính với dáng người ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần. Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của tác giả đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã ại toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thứ điền viên của một lão nông. Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng ăn nhà và vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “Chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường. Thế nhưng thực chất ngược lại, xét trong câu thơ, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Người đọc có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, và ta như cảm nhận thấy được như thế liệu có sung sướng? Người đọc có thể nhận thấy được chính với phép đối hai câu thơ thực mang nghĩ mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch. Bài thơ “Nhàn” ở đây chính là cuộc sống thanh cao, tránh xa vòng danh lợi. Không những tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng luôn luôn chọn cuộc sống thanh cao, tránh xa tham vọng, tác giả cũng lại còn hòa nhập với thiên nhiên. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình. Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Chắc chẳng ai ai cũng sẽ biết măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ thiên nhiên rất dễ tìm thấy. Những món ăn này dường như cũng đã gắn liền với cuộc sống của nhà nghèo nơi thôn dã đậm đà vị quê. Người ta cũng thấy được đây là những món ăn quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Câu thơ như đã phác họa hình ảnh quen thuộc ở làng quê, lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Người đọc có thể nhận thấy được với chính cảnh sinh hoạt đời thường ấy đã thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng thời là của con người. Chắc hẳn rằng hắn như phải sống hết mình, sống hòa hợp với thiên nhiên mới có sự đồng điều kì diệu như vậy. Người đọc có thể nhận thấy được cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường ở những câu thơ trên thì đến với hai câu kết, tác giả đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất qua hai câu thơ: Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao Tác giả có sử dụng điển tích “cội cây” như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất nhử một giấc mơ mà thôi. Và thông qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác. Tóm lại bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng chính là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, tác giả như phủ nhận danh lợi. Bài thơ “Nhàn” cũng mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.

Thảo luận

-- bài n trên mạng mà:))
-- Mình thấy bạn hỏi đâu nói là không được lấy trên mạng hay sao đâu ạ

Lời giải 2 :

Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nho đương thời:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao”

Câu thơ đầu mở ra những hình ảnh quen thuộc: “mai, cuốc, cần câu” đều là những công cụ gắn liền với thôn dã, làm hiện lên nhân vật trữ tình với tư thế của một lão nông biết đến ruộng vườn, nhất định không phải tư thế đạo mạo của một bậc đại nho. Câu thơ ngắt nhịp thoải mái, sử dụng lặp lại từ “một” khiến lời thơ vang lên như một tiếng sấm rạch ròi, chứng tỏ nhà thơ đón lấy cuộc sống hết sức vui sướng, niềm vui vì được làm điều mình thích. “Thơ thẩn” là trạng thái ung dung, nhàn nhã, thoải mái, tác giả cảm thấy tự tin vì sự lựa chọn của mình. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, khẳng định người khác có thú vui riêng và tác giả cũng vậy. Hai câu đầu khẳng định nhàn không phải là lánh đời mà là sự lựa chọn cho mình có một không gian sống mà mình thấy thích thú, tự do tự tại

Hai câu đầu là lối sống tự do tự tại, hòa mình vào cuộc sống chung thì hai câu sau là sự lí giải sâu sắc về sự lựa chọn ấy:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

“Ta” là nhà thơ, “người” là ai, chắc chắn không phải là thiên hạ mà là những kẻ ham công danh lợi lộc. Hai câu thơ có thể hiểu nơi vắng vẻ không phải là nơi lánh đời mà là nơi bản thân mình cảm thấy thích thú, sống thoải mái khác hẳn với chốn quan trường. Chốn thiên nhiên nơi đây là nơi thích hợp nhất để Nguyễn Bỉnh Khiêm tránh xa thói đời ô tạp, để giữ cho tâm hồn mình luôn trong sáng và thanh sạch hơn. Bẳng cách nói ngược “dại” mà thực chất là “khôn”, còn “khôn” nhưng thực chất lại là “dại”, tác giả đã sáng suốt lựa chọn lối sống đối lập với bao người, thoát khỏi chốn lợi danh, ganh đua để sống an nhiên và tự tại.

Nhàn là trở về với cuộc sống tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua lợi lộc, thói tục, không bị vướng vào tiền tài, địa vị và giữ cho tâm hồn mình luôn khoáng đạt bởi:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Mùa nào thì gắn với sự vật ấy, đều có sẵn trong tự nhiên không phải vất vả kiếm tìm. Đây là hình ảnh của cuộc sống tự cung tự cấp nhưng vẫn hết sức đủ đầy và vui vẻ. Phải chăng tác giả đã đan xen vào đó triết lí vô vi của đạo giáo : Không làm gì can thiệp vào quy luật của tự nhiên mà để chúng tự phát triển, đề nghị con người có lối sống thuận theo tự nhiên hay sao? Thức ăn có sẵn trong tự nhiên tuy đạm bạc nhưng không phải là món ăn khoái khẩu, nhưng lại là cái nhàn thanh cao chứ không phải cái nhàn tục của hạng người phú quý, biếng nhác. Vì vậy câu thơ nghe nhẹ bẫng mà thanh thản, lâng lâng một niềm vui, cái nhẹ tênh của một cuộc sống không cần gắng gượng.

Tuy nhiên đến với cuộc sống nhàn phần nào cũng bởi đời ô trọc mà thôi. Có vẻ nhà thơ nhàn mà chưa thực sự nhàn, vẫn nhắc đến chuyện công danh:

“Rượu đến cội cây ta vẫn uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Hai câu thơ sử dụng điển Thuần Phong Vũ, thể hiện một cái nhìn bi quan về công danh khi thấy chúng chỉ tựa như một giấc chiêm bao, là áng phù vân, không có giá trị đích thực, không có ý nghĩa. Bởi vậy từ đó thi gia muốn nói con người coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý và không làm nô lệ cho nó. Với cái nhìn như thế, tác giả đã hoàn toàn quay lưng vào công danh, lấy nhàn làm chân lí sống. Vần thơ của cụ Nguyễn có sức cảnh tình với con người cần phải sáng suốt trước lợi lộc trước mắt.

Bài thơ “Nhàn” đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống, đó không phải là một giải pháp tốt để có thể cải tạo và thay đổi xã hội.

có dài quá ko ta

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK