Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 1: Gạch chân dưới các từ ngữ sử dụng...

Bài 1: Gạch chân dưới các từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong những câu sau, cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?. a, Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi l

Câu hỏi :

Bài 1: Gạch chân dưới các từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong những câu sau, cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?. a, Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước... (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) b, Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Tây Tiến-Quang Dũng) c, Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, vai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. (Tre Việt Nam-Thép mới) d, Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà (Trăng ơi... từ đâu đến?-Trần Đăng Khoa) Bài 2. Gạch một gạch dưới từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong đoạn thơ sau: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời (Chiều xuân – Anh Thơ)

Lời giải 1 :

1)

a, Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...

=> Nhân hóa: chị Cốc

=> Lấy tên gọi của con người để đặt cho sự vật

b, Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

=> Nhân hóa: súng ngửi trời

=> Lấy hành động của con người để chỉ hành động cho đồ vật

c, Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, vai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.

=> Nhân hóa: tre ăn ở; tre, nứa, vai, vầu giúp người 

=> Lấy hành động của con người để chỉ hành động của sự vật

d, Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

=> Nhân hóa: 

+ Trăng ơi: dùng từ gọi người để gọi vật 

+ Trăng lửng lơ: dùng hành động của con người để chỉ hành động của sự vật

2)

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời

=> Nhân hóa: mưa đổ bụi; đò biếng lười; quán tranh đứng im

=> Tác dụng:

+ Làm cho câu văn thêm hình tượng hóa

+ Làm cho những sự vật đó gần gũi với con người hơn 

+ Giúp tác giả truyền đến hết tất cả của sự vật đến với người đọc

BẠN THAM KHẢO NHA!!!

Thảo luận

-- Kiểu nhân hóa đó bạn
-- của bạn là đối tg nhân hóa mak
-- Của mình là kiểu nhân hóa!
-- à thôi đúng roofi
-- cảm ơn sr
-- bye
-- Dấu suy ra thứ nhất là từ ngữ sử dụng phép nhân hóa, dấu suy ra thứ hai là để chỉ kiểu nhân hóa
-- Không sao ^^ Chúc bạn học tốt nhé!!!

Lời giải 2 :

@HỌC TỐT

BT1:

1. 

- Phép nhân hóa: chị

- Kiểu nhân hóa: dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

2. 

- Phép nhân hóa: hút, ngửi

- Kiểu nhân hóa: Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

3. 

- Phép nhân hóa: ăn ở, giúp 

- Kiểu nhân hóa: Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

4.

- Phép nhân hóa: ơi

- Kiểu nhân hóa: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

BT2: 

- Sử dụng BPNH: biếng lười, đứng

- Tác dụng: 

+ Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng.

+ Nhấn mạnh các tính chất của các sự vật.

+ Tăng nhạc điệu nhạc tính cho đoạn văn.

+ Thể hiện tài quan sát, trí trưởng tượng phong phú của tác giả và tài sử dụng ngôn từ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK