Tôi là người lính từng tham gia chiến dịch Biên giới (1950) mà Hồ Chủ Tịch đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, từ Việt Bắc, tôi trở vào Nghệ An và gặp bạn tôi là Nguyễn Đức Thái (nhà thơ Minh Huệ) kể cho bạn tôi nghe chuyện được gặp Bác Hồ. Và tôi cảm thấy rất vui khi câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn tôi để sáng tác nên bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". Sau đây tôi sẽ kể lại câu chuyện về đêm không ngủ đó của Bác Hồ và đó chính là kỷ niệm mà có lẽ cả đời này tôi cũng không quên được.
Đêm đó, sau một chuyến hành quân ròng rã vô cùng mệt mỏi, toàn bộ anh em trong đoàn và Bác đều nghỉ trong 1 lán trại đơn sơ. Trời về đêm, càng ngày càng lạnh, những cơn mưa lâm thâm mãi không rứt rả rích vừa buồn não nề vừa làm cho cơn lạnh trở nên thấu xương hơn. Tôi chợp mắt được 1 lúc thì tỉnh giấc và thấy Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Bác đang nhẹ nhàng dóm những thanh củi lên để sưởi ấm cho những người lính nằm xung quanh. Từng hành động nhẹ nhàng mà chứa đầy tình yêu thương của Bác làm cho tôi thấy xúc động vô cùng. Rồi Bác đi đắp chăn cẩn thận cho từng người một. Bác đi nhẹ nhàng khoan thai vì sợ làm cho người khác tỉnh giấc. Bỗng nhiên, trong lòng tôi, hình ảnh của Bác hiện lên thật vĩ đại và ấm áp làm sao. Tấm lòng của Bác là tấm lòng dành cho non sông, đất nước, dành cho sựu nghiệp của dân tộc. Tôi thấy thực sự thổn thức nên đã thì thầm hỏi nhỏ Bác: "Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ?/Bác có lạnh lắm không?". Đáp lại tôi, Bác nói bằng giọng hiền từ bảo tôi cứ yên tâm ngủ ngon để mai có sức đi đánh giặc. Nghe lời Bác, dù cho bồn chồn và băn khoăn, lo lắng cho sức khỏe của Bác nhưng tôi vẫn cố nhắm mắt ngủ. Và lần thứ 3 thức dậy, tôi vẫn thấy Bác thức. Lần này tôi sửng sốt và nhất quyết bảo Bác đi ngủ cho bằng được. Nhưng đáp lại lời của tôi, Bác vẫn chỉ bảo tôi cố ngủ, còn Bác thì đang lo lắng cho đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài rừng, vô cùng khổ sở và khó khăn. Bác nói với tôi rằng Bác chỉ mong cho trời sáng mau mau vì Bác thấy rất thương và nóng ruột. Xúc động với tình yêu thương và sự vĩ đại của Bác, tôi đã quyết định thức luôn cùng Bác. Hình tượng vĩ đại của Bác luôn soi sáng toàn bộ đường đi nước bước cho dân tộc và sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vĩ đại của Người mãi mãi khắc ghi trong trái tim của tôi.
Đêm đó là kỷ niệm mãi mãi không bao giờ quên của tôi. Hình ảnh của Bác thức trắng cả đêm vì lo cho dân cho nước đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về 1 vị cha già kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK