Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần trắc nghiệm: Người đầu tiên dạy cho ta yêu...

Phần trắc nghiệm: Người đầu tiên dạy cho ta yêu thương là bà mẹ. Ta sinh ra đời nhỏ bé, mong manh, yếu đuối, không có khả năng tự vệ. Những cảm giác đói, khát,

Câu hỏi :

Phần trắc nghiệm: Người đầu tiên dạy cho ta yêu thương là bà mẹ. Ta sinh ra đời nhỏ bé, mong manh, yếu đuối, không có khả năng tự vệ. Những cảm giác đói, khát, đau đớn, thiếu thốn của chúng ta được mẹ hiểu, được mẹ lo lắng, được mẹ đối phó. Ta cần mẹ, ta thiếu mẹ và ta yêu mẹ. Khi ta cần mẹ, thiếu mẹ ta chỉ cần mở miệng khóc. Mẹ xuất hiện liền bên nôi như một thiên thần. Ta cảm thấy đầy đủ sung sướng. Vậy tình yêu phát xuất từ sự cần thiết, từ sự thiếu thốn, từ sự đau khổ. Tình yêu được hình thành rồi lớn lên trong đắng cay, trong ngon ngọt, trong kỷ niệm và trong ân nghĩa. Sự ngọt ngào tự nó không thể hiện hữu. Sự ngọt ngào phải nương trên sự đắng cay, sự khao khát. Một ly nước chanh không thể ngon nếu không có sự khát nước. Khi ta lớn lên, mạnh chân khỏe tay, có đủ sức tự vệ, ta ít cần đến cha mẹ hơn, và theo lý, ta ít yêu cha mẹ như xưa. Nhưng mà cái nguồn suối ngọt ngào ấy ít khi khô cạn. Nếu ta trở về, ta vẫn cảm thấy nó còn là một kho tàng hạnh phúc của ta. Khi con khôn lớn, mẹ vẫn cần con dù con đã ít cần tới mẹ. Con có những thứ cần mới, và con không tập trung cái nhìn nơi mẹ, nơi bầu sữa mẹ nữa. Và nhiều bà mẹ cũng thấy khổ đau vì sự kiện tầm thường nhưng hiện thực đó. Nhưng trong tình yêu ngoài sự ngọt ngào, còn có kỷ niệm, còn có ân nghĩa. Và vậy cho nên tình yêu cha mẹ của một kẻ lớn khôn vẫn có thể còn đậm đà, tha thiết tuy bản chất đã không thể còn giống như bản chất của nó hồi đứa con còn thơ ấu, vụng về. (“Nói với tuổi hai mươi “ - Thích Nhất Hạnh) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? A. Miêu tả B. Tự sự. C. Nghị luận. B. Biểu cảm. Câu 2: Theo tác giả, tình yêu được hình thành từ : A. khi ta cần mẹ, ta thiếu mẹ và ta yêu mẹ. B. khi ta lớn lên, mạnh chân khỏe tay, có đủ sức tự vệ. C. trong đắng cay, trong ngon ngọt, trong kỷ niệm và trong ân nghĩa. D. sự cần thiết, từ sự thiếu thốn, từ sự đau khổ. Câu 3: Đâu là cách hiểu chưa đúng về câu “Sự ngọt ngào phải nương trên sự đắng cay, sự khao khát.”: A. Sự ngọt ngào không tự nó hiện hữu. B. Sự ngọt ngào là thành quả của một quá trình xuất phát từ sự thiếu thốn, đau khổ cho đến khi ta đạt được những khao khát, ước muốn, khát vọng. C. Đắng cay là tiền đề nuôi dưỡng và kiến tạo nên sự ngọt ngào hạnh phúc. D. Sự ngọt ngào không thể có từ những đắng cay và khao khát. Câu 4.Đâu là đáp án sai về Hiệu quả của phép so sánh trong câu: Mẹ xuất hiện liền bên nôi như một thiên thần? A. Tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho lập luận của người viết. B. Để nhằm khẳng định: nhiều bà mẹ cũng thấy khổ đau vì sự kiện tầm thường nhưng hiện thực đó. C. Nhấn mạnh niềm hạnh phúc của đứa con khi có mẹ. D. Tô đậm vai trò của người mẹ đối với những đứa con. Câu 5. Từ nào khác biệt với những từ còn lại: A. Ân tình. B. Ân nhân C. Ân huệ. D. Ân cần.

Lời giải 1 :

1. C

2. C

3. D

4. B

5. D

Chúc bn học tốt trong mùa dịch 😍😍

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 - A
Câu 2 - C
Câu 3 - D
Câu 4- B
Câu 5 - D

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK