`Câu` `5:`
Ca dao mở đầu là bằng từ "thân em",đây là cách mở đầu vô cùng quen thuộc của những bài ca dao than thân.Bài cao dao nói về một số phận đắng cay của mỗi người phụ nữ phong kiến.Ngay câu đầu đã nói lên được vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ.Họ được ví như tấm lụa đào được xem là một trong những thứ hàng xa xỉ thời trước, đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất,mềm mại.Nhưng ở câu thứ hai lại nói lên số phận của người phụ nữ.Những tấm lựa đào đẹp đẽ hiếm có đó khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”thì không biết sẽ đi về tay ai.Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp đến nhường nào.Qua đó ta thấy bài ca dao than thân này khẳng định số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam phong kiến.
$#Gió$
Những bài ca dao quen thuộc về những người phụ nữ xa xưa trong chế độ phong kiến cũ thường được bắt đầu bằng mô típ “ thân em” . Có thể là lời than trách hoặc là sự khao khát tự do. Có thể lấy ví dụ như:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thay vì ví von như củ ấu gai hay hạt mưa sa. “ Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa được so sánh như tấm lụa đào. Tấm lụa đào óng ả, mềm mượt cũng như người con gái nhẹ nhàng đẹp đẽ. Người ta cảm nhận được sự giá trị của người con gái hơn, có lẽ đây là biện pháp tu từ thanh thoát và dễ đi vào lòng người. Thế nhưng, trong đó còn ẩn đâu đó một nỗi niềm sâu xa. Tấm lụa đào cũng vốn dĩ chỉ là một tấm vải để con người may mặc lên người hay trang trí lên các vật dụng. Tấm lụa âm thầm chịu đựng theo sự sắp đặt của chủ nhân phải chăng cũng giống như người phụ nữ phải luôn chịu ấm ức áp đặt. Một dáng vẻ đẹp đẽ, thanh tao nhưng âm thầm làm con người ta phải suy nghĩ. Dù tấm lụa rất đẹp nhưng vẫn không thể thoát khỏi số phận mong manh. Câu thứ hai có vẻ đã làm rõ ý đồ của tác giả hơn “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” . Từ “ phất phơ” và “ giữa chợ” làm nên ấn tượng với người đọc. Có thể liên tưởng đến Thúy Kiều – người con gái được mang ra trao đổi thương lượng như một món đồ. Số phận người phụ nữ xưa cũng vậy. “ Phất phơ giữa chợ” có nghĩa là phận nữ nhi không lạc lối giữa xã hội phong kiến, không có quyền nắm bắt tương lai của bản thân. Câu hỏi tu từ “ biết vào tay ai” thật tinh tế nhưng cũng phảng phất nỗi buồn của tấm lòng của người con gái. Họ sẽ sống ra sao giữa cuộc đời vô định này.
Bài ca dao là lời than vãn về số phận bấp bênh của người phụ nữ lứa tuổi đôi mươi. Là sự băn khoăn cho lắng cho về số phận tương lai mà không được mình định đoạt. Không chỉ là lời thổn thức tiếng lòng mà còn khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK