Trang chủ Sinh Học Lớp 8 làm từ câu 25 đến câu 31 giúp mik nha...

làm từ câu 25 đến câu 31 giúp mik nha câu hỏi 3558115 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

làm từ câu 25 đến câu 31 giúp mik nha

image

Lời giải 1 :

 Câu 25 .
hệ tiêu hóa gồm những cơ quan : Cổ họng , Thực quản , Túi mật , Gan , Dạ dày ,  Ruột non , Đại tràng ,  Trực tràng , Hậu môn
Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp vs chức năng tiêu hóa :
- Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa,đấy thức ăn xuống các phần -khác của ruột
- Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào.Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột.Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn,do đó thức ăn đc hoàn toàn biến đổi thành các chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.

Câu 26 . 
Câu nói: "Nhai kĩ no lâu" có nghĩa: về mặt sinh học thì nhai kĩ sẽ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn, tạo điều kiện cho các enzim tại khoang miiệng và dạ dày có thể làm việc tốt hơn, giúp cho chất dinh dưỡng trong thức ăn được thành ruột hấp thụ tốt hơn. như vây sẽ tạo ra năng lượng nhìu hơn, giúp cho chúng ta no lâu hơn .
Câu 27 .
Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau:
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
+ Các chất hữu cơ: gluxit, lipit; prôtêin; vitamin, axit nuclêic.
+ Các chất vô cơ: muối khoáng, nước.
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin axit nuclêic.
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước.
Câu 28 .
* vai trò của bài tiết đối với cơ thể :
 Giúp cơ thể trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
- Loại bỏ chất thải, độc hại ra khỏi cơ thể.
- Cân bằng cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Ổn định, điều hòa môi trường trong cơ thể.
*  Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).
*Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
*HĐ bài tiết do thận, phổi, da đảm nhiệm .
Câu 29 .
 Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
Câu 30 .
 - sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận : Đầu tiên là trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.
- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong
- Sự thải nước tiểu diễn ra như sau : 
+ Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống dự trữ ở bóng đái
+ Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng
Câu 31 .
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37°C và không dao động quá 0,5°c
- Cơ chế điều hoà thân nhiệt : 
*  Trời rét: Các mạch máu ngoại biên co lại, để giảm sự tỏa nhiệt ra môi trường; Quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng lên tỏa nhiều nhiệt lượng để bù vào phần nhiệt lượng đã mất. Nếu quá rét sẽ xuất hiện sự co cơ ngoài ý muốn (hiện tượng run do rét) để tăng thân nhiệt, làm ấm cơ thể.
* Trời nóng: Các mạch máu ngoại biên giản nở đồng thời toát nhiều mồ hôi để nhiệt lượng của cơ thể dễ dàng thoát ra môi trường làm thân nhiệt hạ xuống, quá trình trao đổi chất của chơ thể chậm lại.

Thảo luận

-- đánh nhau làm cái j
-- m toàn buff chứ cày lúc nào
-- cho kiểm tra lại
-- nói chuyện vs bạn chán lắm
-- buff thì nói mẹ đi
-- thế ko buf nói thế nào
-- gáy nữa đi
-- .........................

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK