Trang chủ Sinh Học Lớp 9 1. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò...

1. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuô

Câu hỏi :

1. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào? A. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). B. Nuôi thích nghi. C. Công nghệ cấy chuyển phôi. D. Tạo giống mới. 2. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển gen. C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ tế bào 3. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là A. 87,5%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%. 4. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào? A. Lai khác dòng. B. Tự thụ phấn C. Lai khác thứ. D. Lai thuận nghịch 5. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây: A. AaBbCc x AaBbCc B. aaBbCc x aabbCc C. AABBCC x aabbcc D. AABBCc x aabbCc 6. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích A. Cải tiến giống. B. Tạo giống mới. C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo dòng thuần 7. Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây? A. Đỉnh sinh trưởng. B. Bộ phận rễ. C. Bộ phận thân. D. Bộ phận cành. 8. Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng A.. . Sản xuất ra chất kháng sinh B. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người C. Tổng hợp được kháng thể. D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau. 9. Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây? A. Lai phân tích B. Giao phối cận huyết. C. Lai kinh tế D. Giao phối ngẫu nhiên. 10. Để có đủ số cây chuối trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm? A. Mô phân sinh. B. Mô sẹo. C. Mô từ tế bào rễ. D. Mô từ tế bào lá. 11. Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp nào? A. Nhân bản vô tính. B. Đột biến dòng tế bào Xoma. C. Đột biến gen. D. Sinh sản hữu tính. 12. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? A. Công nghệ gen B. Công nghệ tế bào C. Công nghệ chuyển nhân D. Công nghệ chuyển phôi. II. TỰ LUẬN Câu 1: Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? Câu 2: Thế nào là hiện tượng thoái hóa? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa? Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

Lời giải 1 :

Đáp án:

 1A

2C

3B

4A

5A

6D

7A

8B

9A

10C

11A

12C

II

câu 1 

Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn gây bệnh.

 Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, triết, ghép, vi nhân giống…).

Câu 2

Hiện tượng thoái hóa là hiện tượng mà ở các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, xuất hiện nhiều tính trạng xấu, năng suất thấp, bị chết non. Vụ thứ 2, 3: thân cây lùn, yếu, số lượng bông ít, hạt lép nhiều, một số cây lá có màu trắng, nhiều cây bị chết.

Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phối. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gấn ở động vật

Trong chọn giống, người ta dùng các phương pháp này để củng cổ và duy tri một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.


Giải thích các bước giải:

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

1. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1)

B. Nuôi thích nghi

C. Công nghệ cấy chuyển phôi

D. Tạo giống mới

2. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

B. Công nghệ chuyển gen

C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi

D. Công nghệ tế bào

3. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là

A. 87,5%

B. 75%

C. 25%

D. 18,75%

4. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào?

A. Lai khác dòng

B. Tự thụ phấn

C. Lai khác thứ

D. Lai thuận nghịch

5. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây:

A. AaBbCc x AaBbCc

B. aaBbCc x aabbCc

C. AABBCC x aabbcc

D. AABBCc x aabbCc

6. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích

A. Cải tiến giống

B. Tạo giống mới

C. Tạo ưu thế lai

D. Tạo dòng thuần

7. Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?

A. Đỉnh sinh trưởng

B. Bộ phận rễ

C. Bộ phận thân

D. Bộ phận cành

8. Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng

A. Sản xuất ra chất kháng sinh

B. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người

C. Tổng hợp được kháng thể

D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau

9. Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?

A. Lai phân tích

B. Giao phối cận huyết

C. Lai kinh tế

D. Giao phối ngẫu nhiên

10. Để có đủ số cây chuối trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?

A. Mô phân sinh

B. Mô sẹo

C. Mô từ tế bào rễ

D. Mô từ tế bào lá

11. Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp nào?

A. Nhân bản vô tính

B. Đột biến dòng tế bào Xoma

C. Đột biến gen

D. Sinh sản hữu tính

12. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?

A. Công nghệ gen

B. Công nghệ tế bào

C. Công nghệ chuyển nhân

D. Công nghệ chuyển phôi

II. Tự luận

Câu 1:

- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ

- Cơ sở di truyền: 

+ Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định

+ Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhai, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện

---> Vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn

- Muốn duy trì ưu thế lai thì cần phải dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết ghép, vi nhân giống)

Câu 2:

- Hiện tượng thoái hóa là hiện tượng con cái có sức sống kém dần, sinh trưởng phát triển chậm, chống chịu kém, năng suất giảm; đối với thực vật nhiều cây bị chết, đối với động vật khả năng sinh sản giảm, chết non, xuất hiện quái thai dị dạng

- Tự thụ phấn bắt buộc với cây giao phấn hoặc giao phấn gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì các gen lặn có hại ở dạng đồng hợp được biểu hiện ra kiểu hình gây hại

- Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích đẻ củng cố duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK