Câu thơ trên được trích trong bài thơ "Tràng giang" của tác giả Huy Cận. Đây là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ở câu thơ trên, tác giả đã sử dụng một hình ảnh thật độc đáo "củi khô" trôi một mình, đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô đinh. Hình ảnh này lại còn được kết hợp với biện pháp đảo ngữ vừa tạo nên điểm nổi bật cho câu thơ vừa thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Hơn thế nữa, người đọc còn thấy được sức gợi tả của câu thơ. Nó thực sự đầy ám ảnh. Bởi lẽ hiện lên trước mắt là một con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh. Qua câu thơ, người đọc cũng phát hiện ra tài năng độc đáo của thi nhân Huy Cận. Đó là việc tác giả sử dụng thành công ngòi bút "tả cảnh ngụ tình", mượn hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã nói lên tâm trạng suy tư, trầm lắng, thê lương, buồn man mác và da diết của mình. Thật cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã đem đến câu thơ hay và chất chứa nhiều cảm xúc thế này!
Huy cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ trong đó đó không thể không nhắc tới bài "Tràng Giang" . Bài thơ đã tái hiện lại một buổi chiều tà trên biển. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ đầu. Ngày mở đầu, Huy cận đã viết"sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp". Với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa với từ láy cái"điệp điệp"đã khiến những con sóng trở nên có hồn hơn . Sống chỉ là một hiện tượng tự nhiên nhưng trong thơ Huy cận nó còn biết buồn, mang một nét tâm trạng như con người. Đến câu thơ thứ hai tác giả đã có sự sự di chuyển in điểm nhìn từ cái nhìn xa, bao quát đến một điểm nhìn cụ thể:"con thuyền xuôi mái nước song song". Vốn tưởng sự xuất hiện của con thuyền sẽ mang đến đến cảm nhận về sự sống của con người nhưng trái lại càng thêm nỗi buồn thê lương. Con thuyền thì nhỏ nhoi, đơn độc đối lập hẳn với sự mênh mông của "tràng Giang". Câu thơ thứ 32 hình ảnh thuyền và dòng sông lại được sóng đôi cùng nhau: thuyền về nước lại sầu trăm ngả".Con thuyền giống như đang phá vỡ quy luật của bình thường, thuyền"xuôi mái"rất là xuôi theo dòng nước ấy bệnh mà lại có sự vận động"về-lại". Sự thiếu logic trong câu thơ giống như sự lo âu, lạc lõng, tranh chữ của chính tác giả . Khổ thơ đầu tiên kết lại bằng một hình ảnh thơ rất lạ:"củi một cành khô lạc mấy dòng". Ngang qua là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi nhưng nó ít khi được đưa vào trong ông thơ ca. Nhà thơ Huy cận đã phá vỡ những quy tắc để lấy hình ảnh ngành củi khô trên nền thiên nhiên rộng lớn, kỳ vĩ. Càng cúi bé nhỏ, đơn độc lạc giữa dòng nước giống như chính nhà thơ đang phải chịu đựng sự cô đơn, lạc lõng. Nó biểu tượng cho kiếp người nhỏ bé, phù du trôi nổi giữa dòng đời vô định. Có thể nói qua khổ thơ thơ thứ nhất ta có thể cảm nhận được nỗi buồn được thấm đẫm trong từng cảnh vật.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK