I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Quan hệ giữa hai vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?
“Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.”
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ tăng tiến.
D. Quan hệ điều kiện – kết quả.
Câu 2. Dòng nào sau đây không gồm các từ đồng nghĩa?
A. Tàu hỏa, xe lửa, hỏa xa.
B. Má, u, bầm, mẹ.
C. Cho, biếu, tặng.
D. Ăn, xơi, chén, cắn.
Câu 3. Câu nào dưới đây có cấu trúc cấu tạo khác với những câu còn lại?
A. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
B. Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim.
C. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
D. Từ xa, tiến lại hai đứa bé.
Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. Lạ lẫm, lạnh lùng, lần lượt, lanh lảnh, lú lẫn.
B. Héo hắt, hì hục, hả hê, ham hố, hòa hoãn.
C. Mênh mông, mê man, mong muốn, mịn màng, méo mó.
D. Nhí nhảnh, nhẹ nhõm, nhốn nháo, nhạt nhẽo, nhấm nháp.
Câu 6. Câu tục ngữ nào sau đây không chỉ sự chăm chỉ?
A. Năng nhặt chặt bị
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim
C. Kiến tha lâu đầy tổ
D. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ
Câu 7. Có bao nhiêu từ trong câu văn sau: Bọn trẻ đã lớn lên từ mảnh đất cọc cằn này.
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
Câu 8. Có bao nhiêu động từ trong đoạn trích sau “Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn.
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
II. TỰ LUẬN (8 điểm) Bài 1. (5 điểm) Cho văn bản sau:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Theo Tạ Duy Anh)
1. “Tuổi ngọc ngà” được nhắc đến trong văn bản trên là gì? (0.5 đ)
"Tuổi ngọc ngà" được nhắc đến trong văn bản trên là tuổi thơ,thời thơ ấu của tác giả
2. Tại sao tác giả lại nói “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”? (1 đ)
Tác giả lại nói “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều” vì những cánh diều gắn liền với tuổi thơ, cánh diều là nơi gửi gắm những ước mơ,niềm hi vọng và mang theo nỗi khao khát của tác giả
3. Nêu suy nghĩ của em về ước mơ của trẻ thơ. (1 đ)
Ước mơ của trẻ thơ đôi khi chỉ là những điều giản đơn,niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng trong chúng là sự khát khao cháy bỏng và sự hồn nhiên vui tươi của những đứa trẻ.Những ước mơ từ khi còn nhỏ sẽ theo chúng đến khi lớn lên và nâng bước chúng đến tương lai,khi trưởng thành chúng sẽ cảm thấy những ước mơ ấy của mình sao mà đơn giản và dễ dàng đến thế,đôi khi chỉ là muôốn một cái kẹo hay đơn giản là được đi chơi với gia đình.Nhưng chúng vẫn luôn là miền kí ức khó quên về những kỉ niệm thời thơ ấu.
4. Trong câu: “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, có tác dụng gì? (2.0 đ)
*BPNT: So sánh
*Tác dụng: bầu trời với chiếc thảm nhung làm tăng sức gợi hình cho câu văn,khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh bầu trời mềm mại,êm đềm như một chiếc thảm nhung khổng lồ
5. Chép 1 câu văn và xác định các thành phần trong câu đó. (0.5 đ)
(Không biết là câu văn nào)
Bài 2. (3 điểm) “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Trần Đăng Khoa) Mẹ là người cả đời vì ta mà hi sinh. Trong mắt mỗi người con, bao giờ mẹ cũng thật đẹp. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, miêu tả lại hình ảnh của mẹ trong một lần mẹ chăm em ốm.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”, đúng vậy, người duy nhất tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng ta là mẹ, người duy nhất ở bên chúng ta lúc cùng đường tuyệt lộ là mẹ, chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Sau một lần bị ốm đợc mẹ chăm sóc, em lại càng thấm thía lời dạy ấy hơn.
Hôm đó là một buổi trưa hè nắng như nung, em phải đi học thêm đến trưa mới về. Bước về nhà, cả chiếc áo đã ướt mồ hồi, mặt em đỏ lựng lên vì hơi nóng ngột ngạt, đầu óc có phần quay cuồng vì ở dưới mặt trời quá lâu. Ngồi trong nhà uống một ngụm nước, em càng cảm nhận sâu sắc cơn đau đầu dần ập đến, mẹ bê mâm cơm vào chuẩn bị cho bữa trưa, nhìn thấy em xoa xoa hai thái dương thì ánh mắt bất chật thay đổi, đôi lông mày nhíu lại. Mẹ hốt hoảng chạy đến hỏi em bị làm sao, đầu óc mơ hồ, em không trả lời mẹ làm mẹ càng rối rít cả lên. Bàn tay mềm mại với từng ngón tay thon thả của mẹ áp vào trán em, ngay khi lòng bàn tay mát lạnh vừa chạm vào, giọng nói của mẹ thốt lên trong lo lắng: “Con bị sốt rồi!”. Nhưng kể cả trong nỗi lo âu, em vẫn có thể nghe được ngữ điệu đầy yêu thương của mẹ trong lời nói, giọng mẹ nhẹ nhàng và ấm áp, cách mẹ nhả chữ làm cho từng câu mẹ cất lên đều chân tình và sâu sắc, người ta nói đó là đặc trưng của nghề giáo. Mẹ đỡ em lên giường nằm, sau đó em mệt mỏi chìm vào giấc ngủ, chỉ cảm nhận được thỉnh thoảng có một bàn tay đặt chiếc khăn mặt ẩm lên trán để làm dịu cơn đau đầu của mình, đôi lúc bàn tay còn hơi xoa đầu em…Khi tỉnh dậy em vẫn thấy bóng mẹ tần tảo hơi khom lưng giặt khăn, vài lọn tóc của mẹ rơi trên vai, mẹ ở nhà giản dị và xuề xòa, nhưng em yêu sự giản dị và xuề xòa đó. Nhận ra em tỉnh, mẹ hồ hởi hẳn lên, ánh mắt sang lấp lánh, mẹ vội múc bát cháo nóng đến bên em, bón cho em từng thìa một, hai mẹ con chẳng nói chẳng rằng nhưng không gian không hề bị trống vắng mà tràn đấy tình yêu thương.
Cả đời mẹ hi sinh vất vả vì con, vậy mà chỉ cần một niềm vui nho nhỏ, một điểm 10 cũng làm mẹ vui cả ngày vì con, chỉ cần con bị ôm cũng làm mẹ ăn không ngon ngủ không yên. Em vô cùng thương mẹ, tự hỏi bao giờ mới có thể đền đáp công ơn mẹ?
(Ko bt làm tự luận nên giúp bn trắc nghiệm)
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Quan hệ giữa hai vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?
“Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.”
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ tăng tiến.
D. Quan hệ điều kiện – kết quả.
Câu 2. Dòng nào sau đây không gồm các từ đồng nghĩa?
A. Tàu hỏa, xe lửa, hỏa xa.
B. Má, u, bầm, mẹ.
C. Cho, biếu, tặng.
D. Ăn, xơi, chén, cắn.
Câu 3. Câu nào dưới đây có cấu trúc cấu tạo khác với những câu còn lại?
A. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
B. Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim.
C. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
D. Từ xa, tiến lại hai đứa bé.
Câu 5. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. Lạ lẫm, lạnh lùng, lần lượt, lanh lảnh, lú lẫn.
B. Héo hắt, hì hục, hả hê, ham hố, hòa hoãn.
C. Mênh mông, mê man, mong muốn, mịn màng, méo mó.
D. Nhí nhảnh, nhẹ nhõm, nhốn nháo, nhạt nhẽo, nhấm nháp.
Câu 6. Câu tục ngữ nào sau đây không chỉ sự chăm chỉ?
A. Năng nhặt chặt bị
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim
C. Kiến tha lâu đầy tổ
D. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ
Câu 7. Có bao nhiêu từ trong câu văn sau: Bọn trẻ đã lớn lên từ mảnh đất cọc cằn này.
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
Câu 8. Có bao nhiêu động từ trong đoạn trích sau “Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn.
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK