Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÁC NINH PHÒNG QUÂN LÝ...

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÁC NINH PHÒNG QUÂN LÝ CHÁT LƯỢNG ĐÈ KIỂM TRA CHAT LƯỢNG CUOI NĂM NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ văn 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không k

Câu hỏi :

Giải hộ e đề này với ạ

image

Lời giải 1 :

Phần 1: 

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 


 Câu 2: 

Trong văn bản người chiến sĩ đã mơ ước: Được đứng trên đỉnh Trường Sơn nhìn ra 4 phía mênh mông hiện thực chiến tranh, được gặp những người chiến sĩ ngày đêm lặn lội trên tuyến lửa, được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khợp và mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước. 
 
Câu 3: 

Câu nói: "Không dám hi sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui" đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của những hi sinh, mất mát mà con người trải qua để tạo dựng một tương lai tốt đẹp. Suy nghĩ ấy đã giúp con người sống tích cực hơn, vượt qua những sợ hãi để đối diện với hiện thực, để cuộc sống bản thân thật sự có ý nghĩa. 

Câu 4: 

Thấy được cuộc sống vất vả, nhiều nguy hiểm, gian khổ, hi sinh của những người lính trong chiến tranh, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn những người lính: lãng mạn, yêu đời, yêu Tổ quốc và có lí tưởng lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

Phần 2: 

Nguyễn Dữ được biết đến là một trong những tác gia nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhưng ghi dấu ấn sâu sắc và có độ phổ biến với công chúng lớn lao nhất thì phải kể đến tác phẩm Truyền kì mạn lục, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tác phẩm nổi bật, truyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác để trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn.

    Chuyện chức phán sự đền Tản Viên viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp độc đáo, tác giả Nguyễn Dữ đã đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thực. Hoàn cảnh câu chuyện được đặt trong bối vào khoảng thế kỉ XVI, lúc xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dữ sáng tác bộ truyện trong khoảng thời gian ông đã cáo quan ở ẩn vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và chính kiến tư tưởng và tấm lòng của ông với cuộc đời.

    Qua những chi tiết miêu tả về nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt với tính cách khảng khái, dũng cảm, cao thượng, tác giả đã gửi gắm niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

    Nhân vật Ngô Tử Văn ngay từ đầu câu chuyện đã được giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về những hành động về sau của nhân vật này. Ở làng Tử Văn sống có một ngôi của tên tướng giặc chết trận. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng và điều đó khiến “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung hành động. Chàng đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, không ai dám làm, đó là đốt đền.

    Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách “vốn ghét sự gian tà” của chàng. Sự khắng khái, bộc trực của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm đốt đền của Tử Văn là đáng ca ngợi. Hành động đó xuất phát từ ý muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ. Và đó cũng là hành động châm ngòi nổ cho một cuộc chiến giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

   Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Tử Văn dũng cảm, trừ hại cho dân cùng với bản lính cao khiết của mình nên thần linh phù trợ giúp đỡ chàng.

    Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí.

    Ngô Tử Văn là một đấng nam nhi với khí phách vô cùng hiên ngang, lẫn liệt. Cái lý tưởng cao đpẹ của chàng là có thể giúp ích được cho đất nước, cho nhân dân. Và điều tuyệt vời hơn khi nói và miêu tả về nhân vật này, đó là chàng đã lý tưởng hóa được ước mong của mình, gắn kết lời nói và hành động. Truyện có nhiều yếu tố hoang đường, hư cấu nhưng lại rất thật, rất gần gũi với đời sống thực tại chốn nhân gian, đó cũng chính là ẩn ý mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm, ông đang miêu tả một cách rất chân thực xã hội Việt Nam đương thời.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK