Quần thể sinh vật:
* Khái niệm: là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoản không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
* Quá trình hình thành:
- Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới.
- Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
- Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
* Mối quan hệ:
1. Quan hệ hỗ trợ
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản…
- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
2. Quan hệ cạnh tranh
- Nguyên nhân: Cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
- Các hình thức cạnh tranh:
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, thức ăn… giữa các cá thể cùng một quần thể.
+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.
- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Quần xã sinh vật:
* Khái niệm: là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
* Quá trình hình thành: từ những quần thể sinh vật.
* Mối quan hệ:
1. Các mối quan hệ sinh thái
a. Quan hệ cộng sinh:
- Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.
+ Cộng sinh giữa thực vật, nấm hoặc vi khuẩn:
+ Cộng sinh giữa thực vật và động vật:
+ Cộng sinh giữa động vật và động vật:
- Trùng roi sống trong ruột mối: giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường (là nguồn cung cấp cho cả mối và trùng roi)
- Một số loài cua mang trên thân những con hải quỳ (hải quỳ tiết chất độc giúp cua tự vệ, cua giúp hải quỳ di chuyển khỏi nơi khô hạn)
b. Quan hệ hợp tác:
- Cũng giống như cộng sinh, hai loài sống chung và cả 2 cùng có lợi tuy nhiên nếu tách riêng ra thì chúng vẫn tồn tại được.
c. Quan hệ hội sinh:
- Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì.
d. Quan hệ cạnh tranh:
Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở…
- Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sang, những cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có cơ hội sống sót hơn.
- Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở …
e. Kí sinh:
- Là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống.
- Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ.
- Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết.
f. Ức chế cảm nhiễm:
- Là quan hệ 1 loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác. Ức chế cảm nhiễm là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của 1 loài nào đó.
g. Sinh vật ăn sinh vật khác:
- Động vật ăn thực vật: trong quá trình ăn lá, quả, hạt mật hoa … động vật đã góp phần thụ phấn cho thực vật.
- Động vật ăn động vật: động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên chúng thường bắt được những con gìa hoặc bệnh tật à chọn lọc tự nhiên loại bớt những con yếu.
- Thực vật ăn động vật: cây bắt ruồi, cây nắp ấm …lá cây tiết ra chất phân giải thịt sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây.
Đáp án:
- Quần thể sinh vật:
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường
+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán
- Quần xã sinh vật:
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là sinh cảnh
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì
+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK