Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ...

Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc

Câu hỏi :

Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. (Trích Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gi về tuổi thơ của người cháu? Câu 2: Hãy phân tích ngắn gọn đoạn thơ trên để làm nổi bật hoàn cảnh khó khăn, cơ cực của những năm tháng thơ ấu bên bà của tác giả.

Lời giải 1 :

Số từ: 4

+"đói mòn đói mỏi" 

+"khô rạc ngựa gầy" 

+"khói hun nhèm" 

"sông mũi còn cay"

-> Sự kiện trên giúp em hiểu ra được Tuổi thơ ấy không có màu hồng của những câu chuyện cổ tích mà có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945.

Câu 2: Bạn trích lại 5 câu thơ đó nha!

Đoạn thơ là kí ức của về một tuổi thơ gian khổ của người cháu. Tuổi thơ ấy không có màu hồng của của những câu truyện cổ tích mà có bóng đen của nạn đói năm 1945. Người cháu đã phải lớn lên như thế. Cụm từ "đói mòn đói mỏi" gợi cảm giác cái đói dai dẳng, kéo dài lê thê. Hình ảnh "bố đi đánh xe" cũng phần nào diễn tả được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình người cháu trong cái khốn khó chung của những người lao động cùng với hình ảnh tả thực “khô rạc ngựa gầy” đã diễn tả vô cùng chân thực tình cảnh đói khổ, mệt mỏi, kiệt cùng sức lực mà nạn đói đã lấy đi của những con người trong thời kỳ đó. Bao nhiêu kỉ niệm xa xưa được nhớ lại, trong đó có 1 ấn tượng đậm nhất trong lòng người cháu. Khi nói lên lại lay động tâm hồn. Đó là ấn tượng về khói bếp, khói từ bếp lửa con nhà nghèo, mùi khói rồi khói hun, khói của những bếp lửa bập bùng.  Câu thơ cuối là cảm xúc xót xa, thương cảm của người cháu về những ngày thơ ấu đã qua. Đọc câu thơ bất giác ta cũng cảm thấy cay cay nơi đầu sống mũi. Vẫn là hình ảnh bếp lửa, bếp lửa mờ mờ khói nhưng đã khơi lên biết bao cảm xúc chân thật, bao tình cảm, bao nhớ thương và cả những giọt nước mắt nơi người đọc

Thảo luận

Lời giải 2 :

giải thích:

– Số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ là: ”bốn tuổi”.

– Sự kiện lịch sử được nhắc tới trong những câu thơ trên là: Nạn đói năm 1945.

– Sự kiện này giúp em hiểu thêm về tuổi thơ của người cháu là một tuổi thơ cơ cực, sống khó khăn khăn thiếu thốn trăm bề. Qua tìm hiểu, em biết được nạn đói đã giết chết từ (400.000 – 2.000.000 con người) một con số quá khủng khiếp với một đất nước. Nạn đói làm con người chết dần chết mòn, cho thấy một tuổi thơ đầy u tối cho nên khi tác giả ”Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK