Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Đọcđoạn tríchvăn bảnsau và thực hiện các yêu cầu:“ ......

Đọcđoạn tríchvăn bảnsau và thực hiện các yêu cầu:“ ... Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong,chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòn

Câu hỏi :

Đọcđoạn tríchvăn bảnsau và thực hiện các yêu cầu:“ ... Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong,chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùngcon nước dềnh dàng theo hướng Cửa Tùng mà về với đại dương bao la. Ai hay, cái con sông hiền lành như thế lại có một thời là nơi “tỳ vai của chiếc đòn gánh nặng hai đầu đất nước”; từng là chứng nhân của “nỗi đau chia cắt bên ni bên nớ dằng dặc hai chục năm ròng”. Trong ánh bình minh buổi sớm, đôi bờ Hiền Lương chẳng khác gì bức bích họa. Dòng nước lững lờ buông trôi một cách thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh(1)khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh bình. Từ điểm phân ranh giới ở giữa cây cầu trông sang mạn Bắc ta vẫn thấy đó lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cùng với khát vọng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” đang phần phật tung bay ngạo nghễ kiên cường trên cột cờ giới tuyến. Ngó về phía bờ Nam, ta không chỉ nhìn thấy cụm tượng đài"Khát vọng thống nhất" màthấy cả nguyên vẹn, sừng sững những tháp canh, lô cốt tựa như những vết sẹo găm vào dòng chảy của thời gian làm hằn lên bao vết đau thương chưa thể chữa lành, khiến cho đất mẹ vẫn đang còn âm ỉ nhói đauAo ước mãi thế rồi cũng có ngày ta đến được nơi này. Con sông giới tuyến. Dòng chảy của những khát vọng cùng với bao nỗi thương nhớ, chia ly, xa cách. Đứng giữa đôi bờ nhớ thương, trong nắng gió chênh chao, bâng khuâng lặng ngắm con sông lịch sử với một dòng xanh trong êm ả đang lững lờ trôi như thể bao con sông khác của khúc ruột miền Trunghướng về phía biển giữa bạt ngàn cỏ dại hoang sơ mướt xanh được điểm xuyết bởi những chòm xuyến chi nhị vàng cánh trắng nở êm đềm, rung rinh phía dưới chân cầu, bỗng thấy đâu đó trong mình như thể đang ngân lên điệu hò da diết: “Cầu HiềnLương ai tường mấy nhịp/ Thiếp thương chàng nỏ biết mấy mươi/Cách nhau chỉ tấc gang thôi/ Tại răng không ngỏ đôi lời cùng nhau”. Thế đấy! Đâu còn còn cuộc chiến sắc màu hay cái cảnh chọi cờ, đấu loa của hai bờ Bắc –Nam. Dòng sông, cây cầu và đôi bờ thanh bình quá! Cứ ngỡ như chiến tranh với những bom rơi đạn nổ chưa từng đi qua chốn này.”. (“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”, theo “Phương Namvăn hóa và phát triển”,ngày 20/9/2018) Câu 6. Nhữngchi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông cùngcảnh vật hai bên cầu Hiền Lươnggợi cho em cảm nhận được điều gìvề dòng sông?

Lời giải 1 :

Đọcđoạn tríchvăn bảnsau và thực hiện các yêu cầu:“ ... Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong,chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùngcon nước dềnh dàng theo hướng Cửa Tùng mà về với đại dương bao la. Ai hay, cái con sông hiền lành như thế lại có một thời là nơi “tỳ vai của chiếc đòn gánh nặng hai đầu đất nước”; từng là chứng nhân của “nỗi đau chia cắt bên ni bên nớ dằng dặc hai chục năm ròng”. Trong ánh bình minh buổi sớm, đôi bờ Hiền Lương chẳng khác gì bức bích họa. Dòng nước lững lờ buông trôi một cách thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh(1)khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh bình. Từ điểm phân ranh giới ở giữa cây cầu trông sang mạn Bắc ta vẫn thấy đó lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cùng với khát vọng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” đang phần phật tung bay ngạo nghễ kiên cường trên cột cờ giới tuyến. Ngó về phía bờ Nam, ta không chỉ nhìn thấy cụm tượng đài"Khát vọng thống nhất" màthấy cả nguyên vẹn, sừng sững những tháp canh, lô cốt tựa như những vết sẹo găm vào dòng chảy của thời gian làm hằn lên bao vết đau thương chưa thể chữa lành, khiến cho đất mẹ vẫn đang còn âm ỉ nhói đauAo ước mãi thế rồi cũng có ngày ta đến được nơi này. Con sông giới tuyến. Dòng chảy của những khát vọng cùng với bao nỗi thương nhớ, chia ly, xa cách. Đứng giữa đôi bờ nhớ thương, trong nắng gió chênh chao, bâng khuâng lặng ngắm con sông lịch sử với một dòng xanh trong êm ả đang lững lờ trôi như thể bao con sông khác của khúc ruột miền Trunghướng về phía biển giữa bạt ngàn cỏ dại hoang sơ mướt xanh được điểm xuyết bởi những chòm xuyến chi nhị vàng cánh trắng nở êm đềm, rung rinh phía dưới chân cầu, bỗng thấy đâu đó trong mình như thể đang ngân lên điệu hò da diết: “Cầu HiềnLương ai tường mấy nhịp/ Thiếp thương chàng nỏ biết mấy mươi/Cách nhau chỉ tấc gang thôi/ Tại răng không ngỏ đôi lời cùng nhau”. Thế đấy! Đâu còn còn cuộc chiến sắc màu hay cái cảnh chọi cờ, đấu loa của hai bờ Bắc –Nam. Dòng sông, cây cầu và đôi bờ thanh bình quá! Cứ ngỡ như chiến tranh với những bom rơi đạn nổ chưa từng đi qua chốn này.”. (“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”, theo “Phương Namvăn hóa và phát triển”,ngày 20/9/2018)

Câu 6. Nhữngchi tiết, hình ảnh miêu tả dòng sông cùng cảnh vật hai bên cầu Hiền Lương gợi cho em cảm nhận được điều gì về dòng sông?

- Đôi bờ Hiền Lương chẳng khác gì bức bích họa. Dòng nước lững lờ buông trôi một cách thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh(1)khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh, gợi cho em được rằng dòng sông rất tuyệt đẹp, nước lững lờ buông trôi thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh.

cho mình xin 5sao và câu trả lời hay nhất ạ. Cảm ơn

Thảo luận

Lời giải 2 :

Vĩ tuyến 17 nằm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chỉ là một đường quy ước địa lý bình thường song trở nên nổi tiếng, thu hút sự chú ý của toàn thế giới bởi nó trở thành một đường chia cắt 2 miền của đất nước Việt Nam. Từ đó, có một dòng sông cùng với chiếc cầu bắc qua đã đi vào lịch sử, trở thành nổi đau của cả dân tộc trong gần 21 năm. “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa” Miền Nam gọi dòng sông này là Bến Hải xuất phát từ địa danh Bến Hải được người Pháp ghi trên bản đồ, còn Miền Bắc lại gọi là Hiền Lương theo tên một làng quê ở ven bờ Bắc nơi con sông được hợp lưu bởi sông Bến Hải và sông Sa Lung. Sau hiệp định Genève được kí kết vào ngày 20/7/1954,Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời và dòng sông Bến Hải rộng chưa đến 200m phát nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây chảy ra Cửa Tùng hòa vào biển Đông dài chừng 100km dọc theo vĩ tuyến này đã trở thành ranh giới tự nhiên ngăn cách hai miền. Sau khi thiết lập ranh giới phi quân sự, theo hiệp định, quân đội Việt Minh từ miền Nam phải tập kết ra Bắc, quân đội Pháp từ miền Bắc phải tập kết vào Nam. Giữa hai quân đội là “Vùng phi quân sự” tính từ ki lô mét số 5 ở mỗi bên. Sông Bến Hải được sử dụng làm vùng đệm nhằm tránh sự xung đột (hoạt động thù địch) có thể xảy ra giữa hai quân đội. Nhưng năm 1956, Ngô Đình Diệm, tổng thống Việt Nam Cộng hòa, với sự ủng hộ của Mỹ đã từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử làm cho sự chia cắt nhân dân 2 miền từ con số 2 năm nâng lên thành 21 năm. Để nối hai bờ, ngay từ năm 1928, chính quyền và người dân Vĩnh Linh đã cho dựng một chiếc cầu bắc ngang bằng cọc sắt và gỗ, đủ tải trọng cho khách bộ hành. Đến năm 1931 người Pháp đã cho sửa chữa nhưng cũng chỉ dành cho người đi bộ, xe cộ phải dùng phà để qua sông. Đến năm 1950, để đủ tải trọng cho xe cơ giới, người Pháp đã xây dựng lại cầu bằng bê-tông cốt thép nhưng chỉ sau hai năm đã bị du kích đánh sập nhằm ngăn chặn người Pháp vận chuyển binh lính và các khí tài quân sự. Tháng 5 năm 1952, người Pháp lại cho xây cầu mới có thân bằng thép theo kiểu dã chiến Benley dài 178m gồm 7 nhịp với trụ bằng bê-tông cốt thép, mặt cầu lát ván thông. Từ đó, chính bản thân cây cầu bắc qua sông cũng bị chia làm hai phần bằng nhau, mỗi phần dài 89m. Ở hai đầu cầu là cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến là “đấu loa”. Quân đội 2 bên đã sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia. Mỗi đầu cầu còn có một cột cờ xác định chủ quyền lãnh thổ của mỗi bên. Từ đó dẫn đến cuộc chiến chọi cờ gay gắt giữa 2 bên. Ở phía Bắc là cột cờ bằng gỗ cao 16m, phía trên treo 1 là cờ đỏ sao vàng rộng 24m2, Cột cờ Hiền Lương ra đời trong ý nghĩa: “Người bờ bắc sông Bến Hải nhìn lá cờ Tổ quốc nơi tuyến đầu để mãi mãi không quên đồng bào ruột thịt của mình ở bờ Nam. Người bờ Nam sông Bến Hải nhìn lá cờ Tổ quốc để vững lòng cùng nhân dân miền Bắc cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.” . Hàng ngày cờ được kéo lên từ 6g30 – 18g. Vào dịp lễ tết thì cờ được kéo 24/24. Thấy vậy, chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng nâng chiều cao cột cờ sao cho cao hơn cột cờ bên ta. Chúng đã cho dội bo lên lá cờ của ta. Không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, không thể từ bỏ lý tưởng nền độc lập của nước nhà. Hễ cờ gãy quân ta lại dựng lên, cờ rách thì vá lại. 11 lần cột cờ gãy là 11 lần được dựng lên lại. Từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967 lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc đã 246 lần được nối tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ thiếu mất màu cờ của Tổ quốc. Và cuối cùng, quân ta cũng giành được chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m – cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962. Bên cạnh cuộc chiến chọi cờ, còn có cuộc chiến màu sắc liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này. Phía nửa cầu ở bờ Nam, từ sau năm 1956, chính quyền miền Nam cho sơn bằng màu xanh, còn nửa cầu phía Bắc lúc đó bị rỉ sét nên có màu nâu đỏ cũng như để phân biệt ranh giới 2 bên. Thế nhưng, quân dân ta quyết đấu tranh đòi thống nhất một màu sơn trên cầu cũng như ý chí, khát vọng thống nhất 2 miền. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột. Thế nhưng, trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm lại, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương chỉ kéo dài đến năm 1967. Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này. Cầu mới được xây dựng lại vào tháng 6/1999. Năm 2003 cụm di tích cầu và cột cờ này đã được tái xây dựng lại theo đúng hình dáng trước đây. Do lưu lượng giao thông trên quốc lộ 1A ngày càng tăng, cầu cũ cũng ngày càng xuống cấp nên vào năm 1995, một cây cầu mới dài 230m, rộng 11,5m đã được xây dựng cách vị trí cầu cũ 100m về phía thượng lưu. Theo thông lệ khi cầu mới được xây dựng xong thì cầu cũ phải được tháo dỡ, nhưng vì số phận của một cây cầu ít nhiều đã đi vào lịch sử, đi vào tâm khảm và tình cảm của nhiều người, được xếp hạng di tích quốc gia nên nó vẫn được giữ lại và xem như là một di tích lịch sử quốc gia. Ngày nay, ở bờ Nam sông Bến Hải có một tượng đài với tên gọi: “Khát vọng thống nhất non sông“. Tượng đài có hình dáng của một thiếu phụ đang đứng ở bờ Nam sông Bến Hải nhìn về phía Bắc để tưởng nhớ những ngày tháng đau thương khi họ không thể vượt sông để gặp chồng và người thân.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK