Tình hình phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL
Phát triển là vùng trọng điểm lúa gạo lớn nhất cả nước
Ở đây trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với các loại quả như xoài, cam, bưởi,...
Nuôi vịt phát triển mạnh, đc nuôi nhìu ở các tỉnh Bạc liêu, cà mau, sóc trăng ,vĩnh long, trà vinh.
Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm ,cá xk đang phát triển mạnh
C2
Là vung
bài1:
1. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).
+ Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.
+Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi …
- Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Thủy sản:
+ Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
+ Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
2. Công nghiệp
- Tỉ trọng thấp.
- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%)
Hiện trạng
Chế biến lương thực, thực phẩm
65,0
Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,…
Vật liệu xây dựng
12,0
Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II
Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác
23,0
Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất.
- Phân bố: tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.
3. Dịch vụ
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
+ Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
bài 2:
Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
1. Công nghiệp
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)
Khu vực
Vùng
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Đông Nam Bộ
6,2
59,3
34,5
Cả nước
23,0
38,5
38,5
- Trung tâm công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,... Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
2. Nông nghiệp
. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Cây công nghiệp
Diện tích (nghìn ha)
Địa bàn phân bố chủ yếu
Cao su
281,3
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
Cà phê
53,6
Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hồ tiêu
27,8
Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
Điều
158,2
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…
+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.
+ Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.
- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
- Thủy sản: Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản mang lại nguồn lợi lớn.
- Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK