Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 mấy bạn ơi giúp mình mấy câu hỏi nhỏ thôi...

mấy bạn ơi giúp mình mấy câu hỏi nhỏ thôi đoạn văn ko cần đâu nhé Bài 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi “Ngửa mặt lên nhìn mặt

Câu hỏi :

mấy bạn ơi giúp mình mấy câu hỏi nhỏ thôi đoạn văn ko cần đâu nhé Bài 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích “Ánh trăng- Nguyễn Duy) 1. Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ? 2. Ở đoạn thơ trên tác giả đã hai lần sử dụng từ “mặt”. Theo em từ “mặt” nào dùng với nghĩa gốc, từ “mặt” nào dùng nghĩa chuyển. Hãy giải thích ý nghĩa của mỗi từ. 3. Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” được nhắc đến trong một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh trên khác nhau như thế nào ở hai khổ thơ. 4. Nêu nội dung của hai khổ thơ trên bằng 1 câu ghép. Xác định cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó. 5. Theo em, vì sao ở khổ thơ cuối cùng tác giả lại sử dụng “ánh trăng” chứ không phải là “vầng trăng”? 6. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận tổng- phân- hợp để làm rõ những cảm xúc và suy ngẫm của con người khi gặp lại vầng trăng. Đoạn văn sử dụng một phép liên kết, thành phần biệt lập tình thái. Gạch chân và chú thích rõ. Bài 2: Một nhà thơ từng viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” 1. Câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của ai? 2. Chép những câu thơ trước đó để hoàn thiện khổ thơ. 3. Chỉ ra các thành phần biệt lập được sử dụng trong câu thơ trích ở trên? 4. Xét về mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? 5. Tình bà cháu cũng được đề cập đến ở một bài thơ khác trong chương trình ngữ văn THCS. Em hãy cho biết tên tác phẩm và tác giả của bài thơ đó. 6. Hãy viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu trong cuộc sống mỗi người. Bài 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi LỜI RU Tuổi thơ tôi có tháng ba Đầu làng cây gạo đơm hoa đỏ trời Tháng ba giọt ngắn giọt dài Mưa trong mắt mẹ, mưa ngoài sân phơi. Hẳn trong câu hát à ơi Mẹ ru hạt thóc chớ vơi trong bồ Ru bao cánh vạc, cánh cò Ru con sông với con đò thân quen. Lời ru chân cứng đá mềm Ru đêm trăng khuyết thành đêm trăng tròn (Trương Xương) 1. Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì qua hình ảnh “mưa trong mắt mẹ”? 2.Tìm và giải nghĩa một thành ngữ được sử dụng trong bài thơ trên? 3. Bài thơ là lời ru của người mẹ. Trong lời ru ấy có ước mơ vượt qua mọi khó khăn thử thách, được sống no ấm, yên vui, hạnh phúc. Ước mơ, khát vọng là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Con người sống cần có những ước mơ. Em suy nghĩ sao về điều này. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng một trang giấy. 4. Chép một câu thơ cũng sử dụng thành ngữ trong chương trình ngữ văn 9 và cho biết tên tác giả, tác phẩm

Lời giải 1 :

1.

- Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước).

- Hoàn cảnh đó có ý nghĩa trong việc thể hiện chủ đề bài thơ: khi đất nước mới vừa hòa bình, con người ta sống trong ấm no, đủ đầy, sẽ dễ quên đi những khó khăn và những ân nghĩa ở trong quá khứ. Bởi vậy bài thơ ra đời như một sự nhắc nhở con người thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung”.

2.

.Từ mặt trong câu đầu được dùng với nghĩa chuyển. Mặt có nghĩa là mặt trăng .Với cách chuyển nghĩa như vậy , tác giả đã tạo ra tình huống đối diện thẳng thắn, trực diện giữa lính với vầng trăng , để người lính nhận ra sai lầm của chính mình.

3.

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Những hình ảnh được lặp lại “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” kết hợp với các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê làm người đọc thấy bồi hồi, xúc động.

Những hình ảnh này khác với hình ảnh sông, đồng, bể, rừng như ở khổ một. Bởi vì hình ảnh trên được lặp lại, được gợi nhắc, đó là những hình ảnh trong quá khứ diễn tả cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên. Trong dòng hồi tưởng, tác giả khái quát vẻ đẹp bình dị, vô tư. Khẳng định tình cảm gắn bó giữa con người với tự nhiên hết sức chân thật và hồn nhiên.

5.Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

II

1.Bếp lửa. Bằng Việt

2.Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

3.Thành phần cảm thán: Ôi

Thảo luận

-- bạn giúp mình tiếp đc ko tí mình nộp r cảm ơn
-- 4. xét về mục đích nói câu thơ trên thuộc kiểu câu : Câu cảm thán
-- 5.Trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở, bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng nói về tình cảm bà cháu. Bài thơ là tiếng lòng yêu thương của người cháu – bây giờ đã là một anh bộ đội đang dừng quân nghỉ ngơi và nghe tiếng gà trưa... xem thêm
-- III nữa bạn ơi

Lời giải 2 :

a.

- Ẩn dụ: từ mặt thứ hai (ngửa mặt lên nhìn mặt) 

- Liệt kê: đồng, sông, bể rừng 

b.

-  Vầng trăng là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong các hoàn cảnh sống khác nhau.

- Ánh trăng là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho những vấn đề triết lí, trong đó có sự soi rọi, chiếu sáng,… giúp con người thức tỉnh

c. 

Ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tâm sự chân thành, là một lời nhắc nhở về ý nghĩa cuộc sống, là một lần “giật mình” trước cái điều vô tình ấy. Chính cái vẻ tròn đầy bất diệt của vầng trăng đã đưa đến cho người lính cảm xúc dâng trào. Hai tiếng “rưng rưng” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. “rưng rưng” là chưa khóc nhưng nước mắt đang chực trào ra. Nó như cảm xúc mơ hồ của kẻ xa quê lâu ngày đang trên đường trở về làng cũ bỗng thoáng thầy gốc đa đầu làng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu. Điệp ngữ “như là” có tác dụng nhấn mạnh, biểu hiện cảm xúc đến thật dồn dập.Chính sự lan tỏa của ánh trăng đã gợi lại nhưng gì đã qua, đánh thức tình cảm tốt đẹp trong mỗi con người. Người lính vui sướng vì gặp lại vầng trăng nhưng cũng thấy ăn năn vì thái độ vô tình lãng quên quá khứ. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Phải nói hai tiếng giật mình cuối cùng của bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu. Như vậy khổ thơ cuối đúng là khổ thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triệt lí trong âm điệu trầm lắng suy tư của tác phẩm. Cũng qua hình ảnh “tròn vành vạnh” và “im phăng phắc” của vầng trăng, tác giả khẳng định một điều, con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ nghĩa tình thì luôn tròn dầy bất diệt.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK