Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 bài tập số 2: Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm)...

bài tập số 2: Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê

Câu hỏi :

bài tập số 2: Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. [Trích Tràng giang – Huy Cận, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Tập 2, Trang 29] 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 2. Xác định các từ láy được dùng trong văn bản trên và hiệu quả sử dụng của chúng. 3. Chỉ ra sự sáng tạo của Huy Cận trong cách diễn đạt: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. 4. Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng), nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong văn bản.

Lời giải 1 :

3,

Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Sự sáng tạo đến từ chỗ mà tác giả sử dụng hai lần từ "Không" (từ phủ định) để khẳng định được nỗi nhớ quê hương da diết của mình trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.

4,

Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ thứ 4 đã gợi ra được cả một bầu tâm sự của tác giả:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vờn con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Hình ảnh mây cao, núi bạc kì vĩ to lớn. Nhà thơ đã lựa chọn sử dụng những hình ảnh lớn lao, kì vĩ. Từ đùn là từ độc đáo thể hiện được sự chuyển động từ bên trong đẩy ra bên ngoài: từng lớp mây trắng cứ bung nở, tỏa ra thành một núi bạc. Lớp lớp là nhiều, chồng lên nhau, không có điểm kết thúc. Hình ảnh mây trắng hết lớp này đến lớp khác như một cây bút bông nở lên trên trời cao. Mây trông như những ngọn núi bạc. Hình ảnh cánh chim là hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, lấy cánh chim để diễn tả sự cô đơn nhỏ bé của vạn vật con người. Và cánh chim nhỏ lại nghiêng đi, không chịu được sức nặng của bóng chiều đang xa xuống. Sự đối lập giữa cảnh bầu trời cao rộng hùng vĩ ở câu trên và cánh chim nhỏ bé ở câu dưới. Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1,

PCNN: Nghệ thuật

2,

- lớp lớp:  miêu tả rõ hình ảnh của nhưng đám mây nhiều nó từng lớp từng lớp đã làm bạc đi cả bầu trời

- dờn dợn: nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiêu tà, nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục ,nhiểu lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là 'dờn dợn ' mà chưa phải là cuồng nhiệt.

3,

Câu thơ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" được gợi tứ từ câu thơ "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của nhà thơ Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi nỗi buồn nó vỗn đã sâu sắc lâu lắm rồi. 

4,

Mượn dòng sông để soi linh hồn nhỏ bé cô đơn,nỗi buôn kia lại càng thêm oằn sâu và trĩu nặng. Nhà thơ đã dung tâm trạng đó để phủ lên cảnh vật thiên nhiên. Giữa bầu trời xanh mênh mông,mây đùn lên trông giống như những ngọn núi bạc trắng xoá,chợt xuất hiện một cánh chim nhỏ mà Bóng chiều sa nặng đến nỗi nó phải nghiêng cánh. Tác giả đã dùng những cái hữu hình để diễn tả những cái vô hinh. Và điều đặc biệt ở đây là cách nhìn của nhà thơ trong cánh chim nghiêng tác giả thất\y được bóng chiều sa, một cánh chim lẻ loi chấp chới trong ánh chiều đang xuống khiến cho trời đất như trải rộng ra thêm. Nhưng cũng vừa lúc đó hoàng hôn chợt ập xuống rất nhanh, đó cũng là lúc tâm hồn người lữ khách chợt bâng khuâng nhớ đến nhà: Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Tình quê khắc khoải nên thuỷ triều rạo rực xôn xao. Từ láy "dờn dợn" cũng rập rờn như sóng tràng giang điệp điệp cái rợp rờn trùng điệp chan chứa biết bao tình. Bên cạnh tâm trạng cổ điển là tứ thơ hiện đại được gợi ra từ câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Câu thơ được  gợi tứ từ câu thơ "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của nhà thơ Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi nỗi buồn nó vỗn đã sâu sắc lâu lắm rồi.  Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy,màu sắc ấy được thể hiện ở việc nhà thơ một mình lẻ loi đứng giữa vũ trụ bao la,lặng lẽ cảm nhạn cái vĩnh viễn,cái vô cùng của không gian,thời gian với kiếp người hữu hạn. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK