Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 giúp mk với bài ngữ văn VII. TỪ TRÁI NGHĨA...

giúp mk với bài ngữ văn VII. TỪ TRÁI NGHĨA Bài 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng từ trái nghĩa? Bài 2: Điền các từ trái nghĩa tích hợp vào các thành ng

Câu hỏi :

giúp mk với bài ngữ văn VII. TỪ TRÁI NGHĨA Bài 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dụng từ trái nghĩa? Bài 2: Điền các từ trái nghĩa tích hợp vào các thành ngữ sau đây: - Chân cứng đá….. - Có đi có….. - Gần nhà xa ….. - Mắt nhắm mắt …… - Chạy sấp chạy……. - Vô thưởng vô….. - Bên trọng bên …… - Buổi đực buổi ….. - Bước thấp bước …… - Chân ướt chân….. Bài 3: Viết một đoạn văn (10 đến 15 câu) về tình cảm với người thân của em, có sử dụng từ trái nghĩa. VIII. TỪ ĐỒNG ÂM Bài 1: Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm? Bài 2: Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa nghĩa của các từ đó? Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” cho biết nghĩa của các từ đó? Bài 3: Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau (ở mỗi câu có cả hai từ đồng âm) - bàn (danh từ) - bàn (động từ) - sâu (danh từ) - sâu (động từ) - năm (danh từ) - năm ( số từ) IX. THÀNH NGỮ Bài 1: Thế nào là thành ngữ? Cách sử dụng thành ngữ? Bài 2: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn. - Lời …..tiếng nói - Đục nước béo….. - Ngày lành tháng ….. - Cưỡi …..xem hoa - Ăn ……nói phét - Đi guốc trong … - Áo gấm đi … - Vung tay quá … - Chó cắn áo … - Thắt … buộc bụng - Ném tiền qua … - Đánh bùn sang … Bài 3: Nêu đặc điểm chung về nghĩa của mỗi nhóm thành ngữ trên. Nhóm 1 - Năm châu bốn biển. - Mưa to gió lớn. - Nhà tranh vách đất. Nhóm 2 - Nhanh như chớp - Chó ngáp phải ruồi - Ăn chóa đá bát X. ĐIỆP NGỮ Bài 1: Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? Các dạng điệp ngữ? Bài 2: Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? a) Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập ! (Hồ Chí Minh) b) Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm, Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng. (Ca dao) Bài 3: Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì? a) “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể sẽ xa nhau mãi mãi . Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi” ( Khánh Hoài) b) Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn c) “Trên đường hành quân xa Dừng chân trên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục … cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ » XI. CHƠI CHỮ Bài 1: Thế nào là chơi chữ? Tác dụng? Các lối chơi chữ? Bài 2: Mỗi câu sau đây có tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không? - Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hang nem chả muốn ăn. - Bà đồ Nứa, đi võng tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp. Bài 3: Lấy 5 ví dụ minh họa về các lối chơi chữ mà em biết (sưu tầm trong đời sống, sách báo….) XII. RÚT GỌN CÂU Bài 1: Thế nào là rút gọn câu?Cách dung câu rút gọn? Bài 2: Tìm câu rút gọn, khôi phục thành phần câu được rút gọn. Vì sao trong thơ có nhiều câu rút gọn như vậy ? Đồn rằng quan tướng có danh Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai Ban khen rằng “ Ấy mới tài” , Ban cho cái áo với hai đồng tiền Đánh giặc thì chạy trước tiên Xông vào trận tiền, cởi khố giặc ra Giặc sợ, giặc chạy về nhà , Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân (Ca dao) Bài 3: Viết đoạn hội thoại về chủ đề môi trường có sử dụng câu rút gọn? * Gợi ý : ( Có thể trao đổi về công việc lao động vệ sinh sân trường, lớp học hoặc bàn nhau làm thế nào để sử dụng bao bì ni-lông hợp lí ) BÀI TẬP VẬN DỤNG (Viết văn) Em hãy vận dụng linh hoạt các nội dung đã học để viết một đoạn văn chủ đề về: Mái trường; thầy cô, bạn bè hoặc tình cảm gia đình. Chỉ cụ thể các nội dung mình đã vận dụng để viết bài: Ví dụ: Từ trái nghĩa: Yêu - ghét; đẹp - xấu…; Từ láy: Xanh xanh; rì rào….)

Lời giải 1 :

1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.

2.

- chân cứng đá mềm 

- có đi có lại 

- gần nhà xa ngõ 

- mắt nhắm mắt mở 

- chạy sấp chạy ngửa

- vô thưởng vô phạt 

- bên trọng bên khinh 

- buổi đực buổi cái 

- bước tháp bước cao 

- chân ướt chân ráo 

3. Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

bằng phẳng >< nhấp nhô 

tấp nập >< vắng vẻ 

Ít điểm quá nên mình giúp đc từng đó th nha bn ơi

Thảo luận

-- thks bn nha
-- còn 4 cái nữa bn làm hộ mk ik mk sẽ cho trả lời hay nhất
-- 4 cái nào ?
-- à r điểm ít quá tốn tg nx
-- ik mà bạn
-- thế bn làm cho mk phần X ik mk sẽ cho lựa chọn hay nhất

Lời giải 2 :

1.Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau).

-Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiệ tượng đồng âm

2.

+Nghĩa 1: Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân

Ví dụ: Tiện đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?

+Nghĩa 2: Sự cứng cỏi không chịu thuyết phục

Ví dụ: Tôi nói anh ấy không chịu thay đổi, cứng đầu cứng cổ lắm

+Nghĩa 3: Bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)

Ví dụ: Cổ chai này bé quá

+Nghĩa 4: Bộ phận của áo hoặc giày

Ví dụ: Chiếc cổ áo này bị bẩn rồi

3.

Bàn:

+Cái bàn học của em rất đẹp(danh từ)

+Mọi người tụ họp để bàn việc(động từ)

-Sâu:

+Con sâu rất dài(danh từ)

+Cái hố này rất sâu(tính từ)

-Năm:

+Bác Năm là hàng xóm của nhà tôi(danh từ)

+Có năm tờ tiền trên bàn(số từ)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK