Trang chủ Sinh Học Lớp 11 Giúp mik vs. Mik đang cần gấp. Câu 1 Có...

Giúp mik vs. Mik đang cần gấp. Câu 1 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn? I. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được

Câu hỏi :

Giúp mik vs. Mik đang cần gấp. Câu 1 Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn? I. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể thông qua mao mạch máu. II. Ở lưỡng cư hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí. III. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào thông qua hỗn hợp máu – dịch mô. IV. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo hai chiều nhất định. A.1 B.2 C.0 D.3 Câu 2 Ý nào không đúng khi giải thích lý do “khi tiêm thuốc, tiêm vào tĩnh mạch chứ không tiêm ở động mạch”? A.Thuốc vào tĩnh mạch sẽ được đưa về tim và từ đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể, còn nếu thuốc được vào động mạch , thuốc chỉ theo máu động mạch đến một vị trí nhất định trên cơ thể (tùy vào vị trí của động mạch). B.Áp lực dòng máu chảy trong lòng động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ rất khó bơm thuốc vào, và nếu có bơm được thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó. C.Thành của động mạch mềm hơn thành tĩnh mạch nên dễ vỡ khi tiêm vào, nếu có tiêm vào thì khả năng để lại vết thương là rất lớn. D.Tĩnh mạch nằm cạn hơn động mạch nên rất dễ tìm thấy. Câu 3 Có bao nhiêu đáp án sau đây sai khi nói về đặc điểm của hệ tiêu hoá? I. Ở người quá trình tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở dạ dày nên nhiều người dễ bị đau dạ dày. II. Cơ thể thú ăn cỏ có khả năng tổng hợp enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo có trong thực vật, do đó thú ăn cỏ có khả năng tiêu hoá thực vật. III. Trong các tuyến tiêu hoá, tuyến mật (do gan tiết ra) có vai trò quan trọng nhất vì mật tiết ra nhiều enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn. IV. Tiêu hóa nội bào có enzim tiêu hoá nên có khả năng tiêu hóa được các loại thức ăn có cấu trúc phức tạp. A.3 B.4 C.1 D.2 Câu 4 Ý nào sau đây đúng khi so sánh tiêu hoá ngoại bào và tiêu hoá nội bào? A.Động vật bậc cao tiêu hóa nội bào nên quá trình tiêu hoá có tính chuyên hoá cao, tiêu hóa ngoại bào chỉ tiêu hóa được các loại thức ăn có cấu trúc đơn giản. B.Tiêu hóa ngoại bào chỉ tiêu hóa được các loại thức ăn có kích thước nhỏ, tiêu hóa nội bào tiêu hóa được các loại thức ăn có kích thước lớn. C.Tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa được các loại thức ăn có cấu trúc phức tạp, tiêu hóa nội bào chỉ tiêu hóa được các loại thức ăn có cấu trúc đơn giản. D.Tiêu hóa nội bào tiêu hóa được số lượng thức ăn tương đối lớn trong thời gian ngắn, tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa được một lượng ít thức ăn với tốc độ chậm. Câu 5 Động vật có túi tiêu hoá là A.châu chấu, thuỷ tức, giun đất. B.thuỷ tức, trùng giày, trùng roi xanh. C.san hô, hải quỳ, thuỷ tức. D.thuỷ tức, trùng giày. Câu 6 Sắp xếp các loài sau theo mức độ tiến hóa từ thấp đến cao của hệ tuần hoàn: cá mập, mực ống, cá heo, châu chấu, ếch, rắn. A.châu chấu, mực ống, cá mập, ếch, rắn, cá heo. B.mực ống, châu chấu, cá heo, ếch, rắn, cá mập. C.châu chấu, mực ống, cá mập, cá heo, rắn, ếch. D.châu chấu, mực ống, cá heo, cá mập, ếch, rắn. Câu 7 Khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn. II. Ở thú ăn thực vật, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày. III. Thú ăn thịt có manh tràng chứa hệ vi sinh vật sống cộng sinh, còn thú ăn thực vật manh tràng kém phát triển. IV. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào. V. Ở túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng túi. VI. Miệng, dạ dày và ruột non có tiêu hoá cơ học mà không có tiêu hoá hoá học. VII. Động vật ăn hạt có manh tràng phát triển hơn động vật ăn cỏ. A.3 B.5 C.4 D.1 Câu 8 Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sai? I. Hệ tuần hoàn kín có máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào. II. Cá chép, cá ngừ, cá nhà táng có hệ tuần hoàn đơn. III. Hệ dẫn truyền tim bao gồm nút xoang nhĩ, nút thất nhĩ, bó His và mạng Puôckin. IV. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch. A.1 B.3 C.4 D.2 Câu 9 Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn tham gia vào sự vận chuyển khí? A.Giun đất. B.Châu chấu. C.Dế. D.Bọ ngựa. Câu 10 Nhịp tim của một số loài động vật như sau: voi 25 – 40 nhịp/phút; cừu 70 – 80 nhịp/phút; mèo 110 – 130 nhịp/phút. Tại sao các động vật nêu trên lại có nhịp tim khác nhau? A.Động vật càng nhỏ thì đường đi của máu càng ngắn, tiêu tốn ít năng lượng, tốc độ chuyển và nhu cầu oxi thấp hơn so với động vật có kích thước lớn. B.Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao, nhu cầu oxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao. C.Động vật càng lớn thì đường đi của máu càng dài, tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng tốc độ chuyển và nhu cầu oxi thấp hơn so với động vật có kích thước nhỏ. D.Động vật càng lớn thì tỉ lệ S/V càng lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hóa cao, nhu cầu oxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK