Trang chủ Sinh Học Lớp 8 1 Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi...

1 Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi tinh bột, protein, lipit - Enzim đổi tinh bột, protein, lipit: 2 Vai trò của Hồng cầu, Bạch cầu và Tiểu cầu. 3 C

Câu hỏi :

1 Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi tinh bột, protein, lipit - Enzim đổi tinh bột, protein, lipit: 2 Vai trò của Hồng cầu, Bạch cầu và Tiểu cầu. 3 Chất trong thức ăn chịu sự biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa 4 Vai trò của bạch cầu bảo vệ cơ thể Tự luận Câu 1. Nêu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng. Câu 2. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? Câu 3. Khi gặp người bị vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch, em cần sơ cứu như thế nào. Câu 4. Trình bày chu kì hoạt động của tim? Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? Câu 5. Nêu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Câu 6. Vì sao prôtêin trong thức ăn ở dạ dày lại bị dịch vị phân hủy mà prôtêin trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy? Câu 7. Trình bày chức năng chính của gan trong quá trình tiêu hóa? Câu 8: Nêu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày Câu 9: Nêu sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. Câu 10 Trình bày cấu tạo trong của tim ?

Lời giải 1 :

Câu 1. Nêu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng.

Tiêu hóa trong khoang miệng :

- Biến đổi lí học : nhờ có hoạt động phối hợp của răng, lưỡi , các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn , thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt

-Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza có trong nước bọt biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ

Câu 2. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

-Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.

Câu 3. Khi gặp người bị vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch, em cần sơ cứu như thế nào.

– Chảy máu mao mạch

  • Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể. Mao mạch phụ thuộc vào 2 mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch.
  • Nếu bạn thấy vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự động đông lại trong vài phút thì có nghĩa là vết thương chỉ gây tổn thương ở mao mạch.

– Chảy máu tĩnh mạch

  • Nếu máu có màu sẫm, chảy từ từ, hình thành máu đông thì đó là chảy máu tĩnh mạch.
  • Tuy nhiên, nếu thấy chảy máu ồ ạt thì có nghĩa là đang chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, cần phải cấp cứu ngay kẻo nguy hiểm.

Câu 4. Trình bày chu kì hoạt động của tim? Hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

- Trong một chu kì của tim bao gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ (0,1s), pha co tâm thất (0,3s) và pha giãn chung 0,4s.

- Như vậy, trong mỗi chu kì hoạt động của tim, thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt đông.

- Do vậy, tim có thể được nghỉ ngơi hồi phục lại trước khi bắt đầu 1 chu kì mới, do đó tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

Câu 5. Nêu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

Tiêu hóa ở dạ dày :

- Biến đổi lí học : hòa loãng , làm nhuyễn , co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch vị

- Biến đổi hóa học : enzim pepsinôgen phân cắt protein thành các chuỗi ngắn

Câu 6. Vì sao prôtêin trong thức ăn ở dạ dày lại bị dịch vị phân hủy mà prôtêin trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

-Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.

Câu 7. Trình bày chức năng chính của gan trong quá trình tiêu hóa?

-Chức năng của ganlà đào thải độc tố: Những độc tố tantrongmỡ sẽ được tế bàoganphân giải thành những chất kém nguy hiểm hơn hoặc dễ tantrongnước hơn. ... Dịch mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng để hòa trộn vào thức ăn, thực hiện nhiệm vụ nhũhóachất béo, cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ.

Câu 8: Nêu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày

(câu trả lời như câu 5)

Câu 9: Nêu sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

 -Trao đổi khí ở phổi:

+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên Okhuếch tán từ không khí phế nang vào máu.

+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên COkhuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào:

+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

Câu 10 Trình bày cấu tạo trong của tim ? 

-Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1 Câu Nếu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng . Tiêu hóa trong khoang miệng : Biến đổi lí học : nhờ có hoạt động phối hợp của răng , lưỡi , các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn , thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt -Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza có trong nước bọt biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ Câu 2. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ? -Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống . Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể . Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể , giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống . 3. Khi gặp người bị vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch , em cần sơ cứu như thế nào . - Chảy máu mao mạch • Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chẳng chịt đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể . Mao mạch phụ thuộc vào 2 mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch . Nếu bạn thấy vết thương chảy máu chậm , tràn ra từ từ sau đó tự động đông lại trong vài phút thì có nghĩa là vết thương chỉ gây tổn thương ở mao mạch . - Chảy máu tĩnh mạch • Nếu máu có màu sẫm , chảy từ từ , hình thành máu đông thì đó là chảy máu tĩnh mạch . Tuy nhiên , nếu thấy chảy máu ồ ạt thì có nghĩa là đang chảy máu tĩnh mạch cảnh , tĩnh mạch chủ , cần phải cấp cứu ngay kẻo nguy hiểm . Câu 4. Trình bày chu kì hoạt động của tim ? Hãy giải thích vì sao tìm hoạt động suốt đời không mệt mỏi ? Trong một chu kì của tim bao gồm 3 pha : Pha co tâm nhĩ ( 0,1s ) , pha co tầm thất ( 0,3s ) và pha giãn chung 0,4s . - Như vậy , trong mỗi chu kì hoạt động của tim , thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt đông . - Do vậy , tim có thể được nghỉ ngơi hồi phục lại trước khi bắt đầu 1 chu ki mới , do đó tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi . Câu 5. Nếu những biến đổi trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày . Tiêu hóa ở dạ dày : - Biến đổi lí học : hòa loãng , làm nhuyễn , co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch vị - Biến đổi hóa học : enzim pepsinôgen phân cắt protein thành các chuỗi ngắn Cho mik 5☆nha Cảm ơn 🥰

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK