Trang chủ Lớp 11 Vật lý Lớp 11 SGK Cũ Chương 5: Cảm Ứng Điện Từ

Chương 5: Cảm Ứng Điện Từ

Chương 5: Cảm Ứng Điện Từ

Lý thuyết Bài tập

Phát biểu các định nghĩa:

- Dòng điện cảm ứng;

- Hiện tượng cảm ứng điện từ;

- Từ trường cảm ứng.

Dòng điện Fu-cô là gì?

Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều . Hỏi trong trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên?

A. (C) chuyển động tịnh tiến.

B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phằng chứa mạch

C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với .

D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch

Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng (P) với dòng điện thẳng I ( Hình 23.8). Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên?

A. (C) dịch chuyển trong P lại gần I hoặc ra xa I

B. (C) dịch chuyển trong P với vận tốc song song với dòng I.

C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh thiến dọc theo chính nó.

D. (C) quay xung quanh dòng điện I.

Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây (Hình 23.9).

Hình 23.9 bài 5 trang 147 SGK Vật lí lớp 11

a) Nam châm chuyển động ( Hình 23.9a)

b) Mạch (C) chuyển động tịnh tiến (Hình 23.9b)

c) Mạch (C) quay (Hình 23.9c)

d) Nam châm quay liên tục (Hình 23.9d)

Phát biểu các định nghĩa:

- Suất điện động cảm ứng;

- Tốc độ biến thiên từ thông.

Nêu ít nhất ba ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ?

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Khi một mạch kín phẳng, quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng đối chiều một lần trong.

A. 1 vòng quay

B. 2 vòng quay

C.  vòng quay

D.  vòng quay

Một mạch kín hình vuông, cạnh 10cm , đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của từ trường, biết cường độ dòng điện cảm ứng \(i = 2A\) và điện trở của mạch \(r = 5 \Omega\).

Trong những trường hợp nào có hiên tượng tự cảm?

Phát biểu định nghĩa từ thông riêng, độ tự cảm của một mạch kín.

Độ lớn của suất điện động tự cảm phụ thuộc các đại lượng nào?

Chọn câu đúng:

Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là:

A. \(L\)

B. \(2L\)

C. 

D. \(4L\)

Phát biểu nào dưới đây là sai?

Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi: 

A. Dòng điện tăng nhanh

B. Dòng điện giảm  nhanh

C. Dòng điện có giá trị không đổi

D. Dòng điện biến thiên nhanh.

Tính độ tự cảm của mỗi ống dây hình trụ  có chiều dài 0,5m gồm có 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm

Suất điện động tự cảm 0,75V xuất hiện trong một cuộn cảm có \(L = 25mH\); tại đó cường độ dòng điện giảm từ \(i_a\)  giá trị xuống 0 trong 0,01s. Tính \(i_a\) 

Trong mạch điện hình 25.5, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Dòng điện qua L bằng 1,2A; độ tự cảm L = 0,2 H. Chuyển K sang vị trí b, tính nhiệt lượng tỏa ra trong R.

Hình 25.5 bài 8 trang 157 SGK Vật lí lớp 11

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK