Trang chủ Lớp 10 Vật lý Lớp 10 SGK Cũ Chương 2: Động Lực Học Chất Điểm

Chương 2: Động Lực Học Chất Điểm

Chương 2: Động Lực Học Chất Điểm

Lý thuyết Bài tập

Phát biểu định luật I Niutơn. Quán tính là gì?

Phát biểu và viết hệ thức của định luật II  Niutơn?

Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng?

Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật?

Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – tơn?

Nêu những đặc điểm của cặp “lực và phản lực” trong tương tác giữa hai vật?

Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì: 

A. Vật dừng lại ngay

B. Vật đổi hướng chuyển động

C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại

D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s

Chọn đáp án đúng

Câu nào đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật  đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.

Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?

Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu  - tơn sau đây, cách viết nào đúng?

A . \(\vec{F} = ma\)

B. 

C. 

D. -

Một vật có khối lượng 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?

So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2

A. 1,6N, nhỏ hơn

B. 16N, nhỏ hơn

C. 160N, lớn hơn

D. 4N, lớn hơn

Một quả bóng, khối lượng 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bong với một lực 250N. thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02s. Quả bóng bay đi với tốc độ:

A. 0,01  m/s

B. 0,1 m/s

C. 2,5 m/s

D. 10 m/s

Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn ? Hãy giải thích?

Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng một lực 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả “ phản lực” (theo định luật III) bằng cách chỉ ra

a) Độ lớn của phản lực?

b) Hướng của phản lực?

c) Phản lực tác dụng lên vật nào?

d) Vật nào gây ra phản lực này?

Hãy chỉ ra cặp “lực và phản lực”  trong các tình huống sau:

a) Ô tô đâm vào thanh chắn đường.

b) Thủ môn bắt bóng.

c) Gió đập vào cánh cửa.

Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn?

Nêu định nghĩa trọng tâm của vật?

Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao lại càng giảm?

Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bạn kính của Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A. 1 N

B. 2,5 N

C. 5N

D. 10N

Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km. lấy g = 10 m/s2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một cái cân có khối lượng của một quả cân có khối lượng 20g.

A. Lớn hơn

B. Bằng nhau

C. Nhỏ hơn

D. Chưa thể biết.

Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R = 38. 107m, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37.1022 kg, khối lượng của Trái Đất M = 6,0.1024kg.

Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75kg khi người đó ở

a) Trên Trái Đất (lấy g = 9,8 m/s2)

b) Trên Mặt Trăng (lấy gmt = 1,70 m/s2)

c) Trên Kim Tinh (lấy gkt = 8,7m/s2)

Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực đàn hồi của:

a) Lò xo

b) Dây cao su, dây thép

c) Mặt phẳng tiếp xúc.

Phát biểu định luật Húc.

Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn ra được 10 cm?

A. 1000 N;

B. 100 N;

C. 10 N;

D. 1N.

Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 30N/m

B. 25N/m

C. 1,5 N/m

D. 150N/m

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30cm, khi bị nén lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bắng10 N thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu

A. 18cm

B. 40cm

C. 48cm

D. 22cm

Treo một vật có trọng lượng 2N vào một cái lò xo, lò xo dãn ra 10mm. treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80mm.

a) Tính độ cứng của lò xo.

b) Tính trọng lượng chưa biết.

Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt?

Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt?

Nêu những đặc điểm của ma sát nghỉ?

Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có chịu lực ma sát nghỉ hay không?

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

A. Tăng lên

B. Giảm đi

C. Không thay đổi

D. Không biết được

Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?

A. 39m

B. 45m

C. 51m

D. 57m

Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?

Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm.

a) Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn hay không?

b) Nếu nói (trong ví dụ sgk) vật chịu 4 lực \(\overrightarrow{P},\overrightarrow{N},\overrightarrow{F}_{msn},\overrightarrow{F}_{ht}\) thì đúng hay sai? Tại sao?

Một vật có khối lượng m = 20g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất là bao nhiêu để vật không bị văng ra khỏi bàn? Cho biết mặt bàn hình tròn, bán kính 1m. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng 0,08N.

Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10m/s2

A. 11 760N

B. 11 950N

C. 14 400N

D. 9 600N

Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6 400km và lấy g = 10m/s2. 

Hãy tính tốc độ và chu kì quay của vệ tinh.

Hãy giải thích các hiện tượng sau đây bằng chuyển động li tâm:

a) Cho rau đã rửa vào rổ rồi vẩy  một lúc thì rao nước

b) Thùng giặt quần áo của máy giặt có nhiều lỗ thủng nhỏ ở xung quanh thành (Hình 14.8) . ở công đoạn vắt nước, van xả nước mở ra và thùng quay nhanh làm quần áo ráo nước.

Hình 14.8 bài 7 trang 83 SGK Vật lí lớp 10

Để khảo sát chuyển động ném ngang, ta chọn tọa độ  đề - các như thế nào là thích hợp nhất? Nêu cách phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần theo hai trục của hệ tọa độ đó.

Viết các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và cho biết tính chất của mỗi chuyển động thành phần.

Lập phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động thành phần.

Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. cùng  một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí

Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?

A. A chạm đất trước

B. A chạm đất sau

C. Cả hai chạm đất cùng một lúc

D. Chưa đủ thông tin để trả lời.

Một máy bay bay theo phương ngang ở cùng độ cao 10km với tốc độ 720km. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để thả quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2. Viết một cách gần đúng dạng quỹ đạo của quả bom.

Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m (theo phương ngang) ?  Lấy g = 10m/s2

Thời gian hòn bi rơi là:

A. 0,35s

B. 0,125s

C. 0,5s

D. 0,25s

Với số liệu bài 6, hỏi tốc độ của viên bi lúc rời khỏi bàn?

A. 4,28 m/s;

B. 3 m/s;

C. 12 m/s;

D. 6 m/s;

Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm?

Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành?

Hợp lực \(\vec{F}\) của hai  lực đồng quy \(\vec{F_{1}} , \vec{F_{2}}\)  có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy theo hai phương cho trước.

Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N.

a) Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực ?

A. 1N

B. 2N

C. 15N

D. 25N

b) Góc giữa hai lực đồng quy bằng bao nhiêu ?

Phân tích lực   thành hai lực   theo hai phương OA và OB (hình 9.10). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần.

A. \(F_1 = F_2 = F\);

B.   \(F_1 = F_2 =\frac{1}{2}F\)

C.  \(F_1 = F_2 = 1,15F\)

D.  \(F_1 = F_2 = 0,58F\).

Hình 9.10 bài 7 trang 58 SGK Vật lí lớp 10

Một vật có trọng lượng P = 20N được treo vào một vòng nhẫn (coi là chất điểm).Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB (Hình 9.11). Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc là 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.

Hình 9.11 bài 8 trang 58 SGK Vật lí lớp 10

Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK