Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim.
Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với thời Hòa Bình - Bắc Sơn.
Em hãy điểm lại các biến chuyển chính về mặt xã hội.
Hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt?
Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn.
Những lí do ra đời của nhà nước thời Hùng Vương là gì?
Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.
Em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang.
Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Em hãy mô tả thành cổ Loa.
Dựa vào tư liệu lịch sử và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.
- Vùng cư trú
- Cơ sở kinh tế
- Các quan hệ xã hội
Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc.
Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
Buổi đầu của thời đại dựng nước, tương ứng với thời văn hoá Phùng Nguyên - Hoa Lộc, có niên đại cách ngày nay khoảng
A. 4000 - 3500 năm.
B. 4000 - 3500 năm.
C. 3000 năm.
D. 2800 - 2700 năm.
Trình độ chế tác công cụ đá của người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc tiến bộ hơn so với người thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là:
A. Họ đã biết ghè, đẽo đá và mài lưỡi cho sắc.
B. Họ đã biết dùng nhiều loại đá khác nhau để làm nhiều loại hình công cụ.
C. Các công cụ đã được mài nhẵn rộng cả hai mặt, có cả những lưỡi đục, bàn mài, cưa đá,... để chế tác công cụ.
D. cả ba ý trên.
Người nguyên thuỷ phát minh ra thuật luyện kim thông qua
A. quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ.
B. quá trình chế tác đá làm công cụ.
C. quá trình nung gốm.
D. quá trình khai phá đất đai.
Bằng chứng chứng tỏ người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã biết đến thuật luyện kim là:
A. tìm được nhiều vật dụng bằng đồng trong các di chỉ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc
B. phát hiện được những cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng trong các di chỉ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc.
C. có một số đồ dùng bằng đồng từ thời kì đó còn tồn tại đến ngày nay.
D. thông qua ghi chép trong các tư liệu cổ
Nước ta là một trong những quê hương của
A. cây lúa nước.
B. cây khoai lang.
C. cây ngô.
D. cây lúa mạch.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các ô trống trước các câu sau
1. Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá,... là phương thức kiếm sống chính của con người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc.
2. Đồ gốm thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc chưa phong phú, vẫn là loại hình gốm thô, chưa có hoa văn.
3. Đồng bằng sông Hồng là nơi định cư duy nhất của người nguyên thuỷ và là khởi nguồn của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước ở nước ta.
4. Kim loại đầu tiên được người nguyên thuỷ trên đất nước ta sử dụng là đồng.
5. ở các di chỉ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã phát hiện nhiều lưỡi cuốc đá, gạo cháy, dấu vết thóc lúa chứng tỏ nghề nông trồng lúa nước ở nước ta xuất hiện từ thời kì này
Những dấu hiệu nào chứng tỏ trình độ sản xuất của người thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã tiến bộ hơn so với người thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long ?
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ra sao:
Hãy quan sát các hình sau đây, rồi nối hình với ô chữ ở giữa để đặt tên cho các công cụ và điền số thứ tự thích hợp từ 1 đến hết (những hình ảnh về công cụ cùng thời kì thì điền số thứ tự giống nhau).
Sản xuất phát triển làm cho xã hội có chuyển biến là :
A. Các chiềng, chạ hay làng, bản có nhiều hom trước, dần hình thành các cụm chiềng, chạ, làng, bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, gọi là bộ lạc.
B. Vai trò, vị trí của người đàn ông ngày càng cao, chế độ phụ hộ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
C. Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo.
D. tất cả các ý trên.
Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là
A. chế độ phụ hệ.
B. chế độ phụ quyền,
C. chế độ gia trưởng.
D. chế độ độc quyền.
Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu
A. đá.
B. đồng.
C. gốm.
D. sắt.
Người ta tìm thấy nhiều nhất các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn ở lưu vực các dòng sông như
A. sông Hồng, sông Lô.
B. sông Mã, sông Cả.
C. sông Lô, sông Đà.
D. sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hoá Đông Sơn là
A. cuốc đá.
B. lưỡi cày đá.
C. lưỡi cày đồng.
D. lưỡi liềm đồng.
Chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn là
A. người Trung Quốc.
B. người Phù Nam.
C. người Cham-pa.
D. người Lạc Việt.
Chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh là
A. người Phù Nam.
B. người Cham-pa.
C. người Mã Lai
D. người Ấn Độ.
Chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo là
A. người Phù Nam.
B. người Lạc Việt
C. người Trung Quốc.
D. người Ấn Độ.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau
1. Sản xuất phát triển, sự phân công lao động là rất cần thiết. Vào thời kì đầu dựng nước Văn Lang đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ
2. Phụ nữ thường tham gia vào việc chế tác công cụ, bao gồm cả nghề đúc đồng.
3. Vị trí của đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
4. Ở các di chỉ thời Văn Lang người ta chưa tìm thấy dấu hiệu của sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.
5. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta chỉ tồn tại duy nhất một nền văn hoá phát triển cao là văn hoá Đông Sơn.
Em hãy nối các ô với nhau theo hàng ngang cho phù hợp.
Vì sao khi sản xuất phát triển cần có sự phân công lao động trong xã hội ?
Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động ở buổi đầu thời đại dựng nước Văn Lang, xã hội có những thay đổi ra sao ?
Em hiểu thế nào là theo chế độ phụ hệ ? Tại sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ ?
Hiện tượng nhiều ngôi mộ thời kì Văn Lang không có gì chôn theo, nhưng lại có vài ngôi mộ được chôn theo nhiều công cụ và đồ trang sức chứng tỏ điều gì ?
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng.
B. Xuất hiện nhu cầu trị thuỷ, bảo vệ mùa màng.
C. Xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt và giữa người Lạc Việt với các tộc người khác xảy ra.
D. Cần phải trị thuỷ để phát triển sản xuất, mâu thuẫn xã hội nảy sinh: xung đột giữa các bộ lạc xảy ra.
Quốc gia Văn Lang ra đời vào khoảng
A. thế kỷ VIII TCN
B. thế kỉ VII TCN.
C. thế kỷ VI TCN
D. thế kỉ V TCN.
Nước Văn Lang tồn tại đến
A. thế kỉ V TCN.
B. thế kỉ IV TCN
C. thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ II TCN.
Kinh đô nước Văn Lang đóng ở
A. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
B. Thăng Long (Hà Nội)
C. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
D. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
Nhà nước Văn Lang đựợc chia thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Quan lang.
Hãy trình bày những lí do dẫn đến sự ra đời Nhà nước Văn Lang.
Hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét.
Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh mà em đã được đọc nói lên hoạt động gì của nhân dân thời đó ?
Hãy liên hệ các hình 31, 32 (SGK, tr. 34) với truyền thuyết Thánh Gióng.
Nêu ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Văn Lang.
Cây trồng chính của cư dân Văn Lang là
A. cây lúa nước.
B. khoai, đậu, cà, bầu, bí.
C. cây ăn quả (chuối, cam).
D. cây dâu.
Nghề thủ công của cư dân Văn Lang được chuyên môn hoá cao là nghề
A. luyện kim, đúc đồng.
B. làm đồ gốm.
C. dệt vải lụa.
D. xây nhà, đóng thuyền.
Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là
A. xe ngựa.
B. thuyền.
C. xe kéo.
D. tất cả các phương tiện trên.
Thức ăn chính hằng ngày của cư dân Văn Lang gồm
A. cơm nếp, cơm tẻ.
B. rau, cà, thịt, cá.
C. thịt thú rừng, hải sản.
D. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt xưa là
A. Các loại vũ khí bằng đồng.
B. công cụ sản xuất bằng đồng,
C. trống đồng, tháp đồng.
D. cả A và B.
Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (...)
A. Làng, chạ thường gồm vài chục .......... sống quây quần ở...........hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
B. Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức...........Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên...........
C. Đời sống vật chất tinh thần đặc sắc của người Lạc Việt đã hoà quyện lại, tao nên....... sâu sắc.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.
1. Ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,..ẳ là những phong tục của người Việt cổ.
2. Tín ngưỡng của người Việt cổ là thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.
3. Các nhạc cụ người Việt thường sử dụng trong các lễ hội là trống đồng, chiêng, khèn,...
4. Nhà ở của cư dân Văn Lang là nhà ngói, xung quanh có tường rào bao bọc.
Hãy tóm tắt những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Hãy khái quát về tình hình xã hội thời Văn Lang.
Vào cuối thế kỉ III TCN, tình hình nước Văn Lang ra sao ?
A. Nước Văn Lang đang đà phát triển.
B. Nước Văn Lang phát triển cực thịnh.
C. Nhiều bộ lạc khác mạnh lên, chống lại chính quyền Trung ương.
D. Vua không chăm lo đến sản xuất, quân sự ; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Quân Tần tấn công nước Văn Lang vào thời gian
A. cuối thế kỉ III TCN.
B. năm 218 TCN.
C. năm 214 TCN.
D. năm 210 TCN.
Kết quả lớn nhất mà nhân dân Lạc Việt và Tây Âu đạt được trong cuộc kháng chiến chống Tần là
A. làm cho quân Tần tiến, thoái đều không được.
B. người Việt đã đại phá được quân Tần.
C. người Việt đã giết được Hiệu uý giặc là Đồ Thư.
D. nhà Tần phải rút quân, nền độc lập và chủ quyền dân tộc được giữ vững.
Tên của nước ta khi Thục Phán lên ngôi
A. là sự kết hợp giữa tên gọi hai tộc người Tây Âu và Lạc Việt thành Âu Lạc.
B. vẫn giữ nguyên tên Văn Lang như thời vua Hùng,
C. là Tây Âu.
D. là Lạc Việt.
Điểm khác trong tổ chức bộ mầy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương là
A. vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
B. giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
C. cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. quyền hành của Nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau.
1. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, năm 214 TCN, nước Âu Lạc thành lập.
2. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội).
3. Năm 207 TCN, Thục Phán đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.
4. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành nước mới có tên là Âu Lạc.
Hệ thống các sự kiện trong quá trình chống quân xâm lược Tần của quân dân Tây Âu - Lạc Việt và thành lập Nhà nước Âu Lạc?
Theo em, sự thay đổi lớn nhất trong tình hình nước ta sau cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược thắng lợi là gì ?
Sau khi cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, kinh tế Âu Lạc có thay đổi như thế nào ?
Hình bên là một loại vũ khí được quân dân Âu Lạc sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nó có tên gọi là gì?
Hình bên là một loại công cụ được dùng trong sản xuất nông nghiệp thời Âu Lạc. Nó có tên gọi là gì?
Em hãy vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương
Thành Cổ Loa được xây dựng ở vùng đất nay thuộc
A. huyện Từ Liêm - Hà Nội.
B. huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
C. huyện Thanh Trì - Hà Nội.
D. huyện Đông Anh - Hà Nội.
Thành Cổ Loa còn có tên gọi là
A. Loa thành.
B. Hoàng thành,
C. Kinh thành.
D. Long thành.
Loại vũ khí đặc biệt dưới thời An Dương Vương là
A. nỏ và mũi tên đồng.
B. giáo.
C. rìu chiến.
D. dao găm.
Ý không phải là nguyên nhân khiến cho nước ta rơi vào tay ách đô hộ của nhà Triệu là
A. nội bộ đất nước bị chia rẽ.
B. các tướng giỏi phải bỏ về quê.
C. nhà vua chủ quan không lo phòng bị đất nước.
D. nhà vua đã quá già yếu, không đủ sức khoẻ để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Qua thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tần của người Tây Âu - Lạc Việt và thất bại của Âu Lạc trước cuộc xâm lược của Triệu Đà đã để lại cho đời sau bài học về
A. sự đoàn kết.
B. sự cần thiết có binh hùng, tướng giỏi.
C. sự cần thiết có vũ khí hiện đại.
D. sự cần thiết nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.
Em hãy giải thích vì sao công trình thành cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ?
Hãy nối mốc thời gian ở cột bên trái với sự kiện ở cột bên phải cho phù hợp.
Cột I:
1. Năm 218 TCN
2. Năm 214 TCN
3. Năm 207 TCN
4. Năm 179 TCN
Cột II:
a) Triệu Đà cất quân xuống đánh Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại các cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà.
b) Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương không lo đề phòng, lại mất hết tuớng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng.
c) quân Tần xâm luợc Vần Lang.
d) vua Tán sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
Em hãy trình bày ngắn gọn nguyên nhàn thành công và nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của An Dương Vương.
Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở nước ta là
A. những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
B. những chiếc rìu đá, được mài ở lưỡi cho sắc.
C. những chiếc răng của Người tối cổ, những công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập.
D. những lưỡi cày, lưỡi liềm bằng đồng.
Những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở nước ta là
A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) ; Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá) ; Xuân Lộc (Đồng Nai).
B. mái đá Ngườm (Thái Nguyên); Sơn Vi (Phú Thọ),
C. Hoà Bình ; Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D. Hạ Long (Quảng Ninh) ; Bàu Tró (Quảng Bình).
Dấu tích của Người tinh khôn (giai đoạn đầu) được tìm thấy ở nước ta là
A. những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
B. những công cụ là những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng ; những chiếc rìu có vai được mài ở lưỡi cho sắc ; một số công cụ bằng xương, bằng sừng,...
C. những công cụ như lưỡi cày, ỉiểm bằng đổng.
D. những công cụ như lưỡi cày, cuốc bằng sắt.
Dấu tích của Người tinh khôn (giai đoạn đầu) được tìm thấy ở
A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) ; Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá) ; Xuân Lộc (Đồng Nai).
B. Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.
C. Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D. Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).
Dấu tích của Người tinh khôn (giai đoạn phát triển) được tìm thấy ở nước ta là
A. những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
B. những chiếc rìu có vai được mài ở lưỡi cho sắc ; một số công cụ bằng xương, bằng sừng...
C. những công cụ như lưỡi cày, liêm bằng đồng.
D. những công cụ như lưỡi cày, cuốc bằng sắt.
Những nơi tìm thấy dấu tích của Người tinh khôn (giai đoạn phát triển) ở nước ta là
A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) ; Núi Đọ. Quan Yên (Thanh Hoá) ; Xuân Lộc (Đồng Nai).
B. Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.
C. Hoà Bình ; Bắc Sơn (Lạng Sơn) ; Quỳnh Văn (Nghệ An) ; Hạ Long (Quảng Ninh) ; Bàu Tró (Quảng Bình).
D. Hạ Long (Quảng Ninh); Bàu Tró (Quảng Bình).
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các câu sau
1. Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua hai giai đoạn : giai đoạn đầu của Người tinh khôn (hay gọi là thời Sơn Vi) và giai đoạn phát triển của Người tinh khôn (hay gọi là thời Hoà Bình - Bắc Sơn).
2. Người tinh khôn sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn thú để ăn. Ban đêm, họ ngủ trong các hang động.
3. Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim. Kim loại được sử dụng đầu tiên là sắt.
4. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hoá phát triển cao như : Óc Eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ - cơ sở của nước Phù Nam sau này ; Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam Trung Bộ - cơ sở của nước Cham-pa và tập trung hơn là văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Hãy nối thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II cho phù hợp.
Cột I:
1. Khoảng 40 - 30 vạn trước đây
2. Khoảng 3 - 2 vạn năm trước đây
3. Khoảng từ 10 000 đến 4000 năm truớc đây
4. Khoảng thế kỉ VII TCN
5. Năm 222 TCN
6. Năm 207 TCN
Cột II:
a) người ta tìm thấy dấu tích của Người tinh khôn ở giai đoạn phát triển.
b) người ta tìm thấy dấu tích của Người tinh khôn ở giai đoạn đầu.
c) người ta tìm thấy dấu tích của Người tối cổ.
d) nước Văn Lang ra đời.
e) nước Âu Lạc ra đời.
g) nhà Tán xâm lược vùng đất của người Tây Âu - Lạc Việt.
Hãy kể tên những công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang - Âu Lạc.
Hãy nối ô ở giữa với các ô bên phải và bên trái cho phù hợp, qua đó làm rõ những thành tựu mà thời đại Văn Lang - Âu Lạc để lại cho đời sau.
Copyright © 2021 HOCTAPSGK