Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV

Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV

Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV

Lý thuyết Bài tập

So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.

Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.

Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.

Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV?

Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.

Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ XX đến thế kỉ XV.

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần.

Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

Vì sao Phật giáo rất phát triển thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển?

Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI - XV.

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì?

Các điều luật trên nói lên điều gì?

Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến?

Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?

Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời?

Em nghĩ như thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X - XV?

Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc Sơn Hà?

Nêu ý nghĩa lời hịch nói trên của Trần Hưng Đạo.

Tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.

Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X - XIV.

Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng gì?

Đặc điểm của thơ văn các thế kỉ XI - XV.

Quan sát các hình 39, 40, 41, hãy phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

Hãy nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê.

Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên đặt tại

A. Luy Lâu.          C. Cổ Loa.

B. Mê Linh           D. Hoa Lư.

2. Triều đại mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam là

A. triều Tiền Lý.   C. triều Lê.

B. triều Ngô.         D. triều Nguyễn

3. Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là

A. Lê Hoàn.          C. Triệu Quang Phục.

B. Đinh Bộ Lĩnh.   D. Trần Quang Khải.

4. Nhà Đinh được thành lập vào năm

A. 938.        C. 968.

B. 944.        D. 981.

5. Tên nước ta là Đại Cồ Việt có từ thời vua

A. Lê Đại Hành.   C. Lý Thái Tông.

B. Lý Nam Đệ       D. Đinh Tiên Hoàng.

6. Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua

A. Lê Thái Tổ, Lê Thái Tồng.   C. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.

B. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông.   D. Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.

7. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm

A. sáu bộ : bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Lại.

B. ba ban : Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

C. hai ban : Văn ban, Võ ban.

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

8. Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta từ năm

A. 1009.                C. 1054.

B. 1010.               D. 1075.

9. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta từ năm

A. 1010, thời vua Lý Thái Tổ.            C. 1054, thời vua Lý Thánh Tông.

B. 1045, thời vua Lý Thái Tông.        D. 1075, thời vua Lý Nhân Tông.

10. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế

A. dân chủ đại nghị.                           C. cộng hoà.

B. quân chủ chuyên chế.                     D. quân chủ

11. Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV được tổ chức gồm

A. ba bộ phận: cấm binh, ngoại binh và hương binh.

B. hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh).

C. bộ binh, tượng binh, kị binh.

D. hai bộ phận: cấm binh, vệ binh.

12. Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

A. Hương Khê.     C. Lam Sơn.

B. Bãi Sậy            D. Tây Sơn

13. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là

A. Lê Thái Tổ.      C. Lê Thánh Tông.

B. Lê Nhân Tông. D. Lê Thái Tông.

14. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính?

A. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.

B. Lộ, trấn, phủ, châu.

C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.

D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.

15. Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển?

A. Triều Lý           C. Triều Hồ.

B. Triều Trần.       D. Triều Lê.

16. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là

A. Hình thư.                   C. Quốc triều luật lệ.

B. Hỉnh luật                    D. Quốc triều hình luật.

17. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là

A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.

B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.

C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.

D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã

Hãy lựa chọn và nối các dữ kiện ở cột B với tên triều đại ở cột A sao cho phù hợp.

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai

□ Trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương ngày càng được tổ chức chặt chẽ.

□  Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Cồ Việt.

□  Cuộc cải cách hành chính lớn được tiến hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

□  Ở thời Lý, Trần, quan lại được tuyển lựa chủ yếu bằng con đường thi cử.

□  Bộ luật Hình thư được ra đời năm 1042.

□  Quân đội được tuyển theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

□  Khi có chiến tranh, vua Trần cho phép các vương hầu được mộ quân tham gia đánh giặc.

□  Đoàn kết dân tộc là một trọng tâm trong chính sách đối nội của các vương triểu Đại Việt ở các thế kỉ XI-XV.

□  Từ thời Trần, Nhà nước đã cho dựng bia Tiến sĩ.

Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của Lê Thánh Tông.

Theo em, sự xuất hiện của các bộ luật thành văn trong các thế kỉ XI – XV có ý nghĩa như thế nào?

Chế độ “ngụ binh ư nông” có đặc điểm gì và có tác dụng ra sao?

Chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người được thể hiện như thế nào trong hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI – XV?

Hãy chứng minh sự phát triển và ngày càng hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV.

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của nước ta phục hồi và phát triển đầi thế kỉ X là:

A. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.

B. công cuộc khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng được đẩy mạnh.

C. nhà nước phong kiến có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.

 D. tất cả các ý trên.

2. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần là

A. Hà đê sứ.                    C. Quốc công tiết chế.

B. Tể tướng.                    D. Thái uý.

3. Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ

A. điền trang.                 C. quân điền.

B. lộc điền.                     D. đồn điển.

4. Các xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV gọi là

A. đồn điền.                    C. quân xưởng.

B. quan xưởng.               D. Quốc tử giám.

5. Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỉ XV là

A. Hồ Quý Ly.                C. Hồ Nguyên Trừng.

B. Hồ Hán Thương.        D. Nguyễn Trãi.

6. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X – XV là

A. hệ thống chợ làng phát triển

B. sự phong phú của các mặt hàng mĩ nghệ.

C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.

D. sự ra đời của đô thị Thăng Long

7. Ở miền Bắc có những làng gốm sứ cổ truyền như:

A. Huê Cầu, Bát Tràng, Vân Nội.

B. Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà.

C. Nội Duệ, Đa Ngưu, Đông Hồ.

D. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu.

8. Đô thị lớn ở nước ta trong các thế kỉ XI – XV là

A. Phố Hiến.         C.Thăng Long.

B. Hội An.             D. Vân Đồn.

9. Việc giao lưu buôn bán trong nước ở các thế kỉ X – XV chủ yếu diễn ra tại

A. cửa sông Bạch Đằng.

B. các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

C. các làng nghề thủ công.

D. vùng biên giới Việt – Trung.

10. Việc trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài trong các thế kỉ X – XV chủ yếu diễn ra tại các vùng cảng như:

A. Vân Đồn, Lạch Trường, Cần Hải, Hội Thống, Thị Nại.

B. Đà Nắng, Hội An, Hải Phòng, Vân Đồn.

C. Vân Đồn, Hội An, Đà Nang, Thị Nại.

D. Vân Đồn, Lạch Trường, Cửa Tùng, Cửa Việt.

11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là

A. các chính sách khuyến khích thương nghiệp phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt.

B. những hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài tại Thăng Long.

C. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất.

D. năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn thành bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

12. Sang thời Lê, ngoại thương giảm sút là do

A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tếẽ

C. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến

D. tất cả các lí do trên.

13. Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến hệ quả gì về mặt xã hội trong hoàn cảnh chế độ phong kiến?

A. Đẩy nhanh sự phân hoá xã hội.

B. Mâu thuẫn giữa nhà vua và nhân dân ngày càng tăng.

C. Nông dân ngày càng bị bần cùng, phải bán mình làm nô lệ.

D. Đại địa chủ bước dần lên vũ đài chính trị.

Hãy xác định dữ liệu cho sẵn dưới đây thuộc vể triều đại nào (Lý, Trần, Lê) (ghi rõ tên triều đại vào cột bên phải).

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước những thông tin đúng vẻ tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XI – XV

□       Do nhu cẩu trong nước ngày một tăng, thủ công nghiệp có điéu kiện phát triển nhanh chóng.

□       Các sản phẩm của thủ công nghiệp nước ta thời kì này không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân mà còn là cống phẩm cho triều đỉnh phương Bắc.

□       Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển rộng rãi trong nhân dân.

□       Việc khai thác, sử dụng các kim loại quý như vàng, bạc, đồng ngày càng được đẩy mạnh.

□       Trên cơ sở thủ công nghiệp dân gian phát triển*đã hình thành một số làng chuyên làm nghề thủ công.

□       Việc may mũ, áo và sản xuất đồ dùng cho vua, quan, quý tộc là đặc quyền của một số làng nghề thủ công ở ven kinh thành Thăng Long.

□       Mặc dù tham gia vào các hoạt động thủ công nghiệp, nhưng trong các làng nghề, nhân dân vẫn làm nông nghiệp.

□       Trang Vân Đồn được nhà Lê xây dựng làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, trao đổi hàng hoá.

□       Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường với những hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp khá nhộn nhịp.

□       Các hoạt động thương nghiệp trong nước chủ yếu diễn ra qua hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

□       Ngoài các thương nhân Trung Quốc đến nước ta để buôn bán, trong những thế kỉ X – XV còn có thương nhân một số nước phương Nam.

□       Biên giới Việt – Trung từ thời Lý đã là nơi lái buôn hai nước trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá.

Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công nói lên điều gì? Theo em, tại sao trong các làng này, nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp

Ở địa phương nơi em sống có những nghề thủ công nào? Thử đánh giá vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

B. quân và dân ta đá đánh tan quân Nam Hán bằng trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử.

C. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán.

D. đập tan mọi ý đổ xàm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.

2. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược như:

A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống quân Minh.

B. chống quân Chiêm Thành và Chân Lạp.

C. chống Nam Hán, chống Mông – Nguyên và quản Minh xâm lược.

D. chống Xiêm, Mãn Thanh và Chiêm Thành.

3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là

A. Lý Thường Kiệt.        C. Lý Phật Tử.

B. Trắn Quốc Tuấn.        D. Lê Hoàn.

4. Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân và dân Đại Cổ Việt đã chiến đấu anh dũng vói ý chí quyết tám bảo vệ nền độc lập của dán tộc.

B. quân Tống bị hao tổn binh lực do không hợp khí hậu *thuỷ thổ”

C. quân Tống nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt là phi nghĩa nên tự rút quân về nước.

D. Lê Hoàn đề  nghị giảng hoà.

5. Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là

A. Lý Đạo Thành. C. Lý Thường Kiệt.

B. Lý Công uẩn.    D. Trần Quốc Tuấn.

6. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

 A. vườn không nhà trống.

B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.

C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

D. kết hợp ba thứ quân : cấm binh, ngoại binh và hương binh.

7. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại

A. biên giới phía Bắc.     C. thành cổ Loa.

B. cửa sông Bạch Đằng.  D. phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

8. Thế kỉ XIII, giặc Mông – Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm

A. 1258, 1275, 1288.                C. 1258, 1285, 1287 – 1288.

B. 1254, 1258,1278 – 1279.      D. 1285, 1287, 1288.

9. Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách

A. ngụ binh ư nông.        C. vườn không nhà trống.

B. tiên phát chế nhân.     D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

10. Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên là

A. Đông Bộ Đẩu, Kiếp Bạc, Côn Sơn, Chi Lăng.

B. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

C. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.

D. Ngọc Hồi, Đống Đa, Đông Quan.

11. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Triều Nguyễn.  C. Triều Mạc.

B. Triều Lê           D. Triều Trần

Điền tiếp vào bảng sau những sự kiện lịch sử tiêu biểu về các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Việc Thái hậu họ Dương tôn Lê Hoàn lên làm vua có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?

So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc.

Tại sao quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông – Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?

Theo em, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

Nhận xét khái quát về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta ở các thế kỉ X – XV.

1. Người lập ra một triều đại mới, với sự ủng hộ của cao tăng Phật giáo là

A. Hồ Quý Ly.                C. Lý Công uẩn.

B. Mạc Đăng Dung.        D. Lê Hoàn.

2. Tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng thời Lý – Trần là

A.  Nho giáo.        C. Đạo giáo.

B. Phật giáo.         D. Hinđu giáo.

3. Chùa chiền được xây dựng nhiều dưới thời

A. Lý – Trần – Hồ.           C. Lý – Trần

B. Đinh – Tiến Lê – Lý.    D. Lý – Trần – Lê

4. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn bắt đầu từ

A. cuối thế kỉ Xl    C. cuối thời Hồ

B. thời Lê sơ.        D. cuối thế kỉ XIV.

5. Năm 1075, Nhà nước đã tổ chức

A. khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành Thăng Long.

B. hội chợ tại kinh thành Thăng Long

C. hội thi võ để tuyển mộ nhân tài sung vào quân đội.

D. hội thi thơ

6. Văn Miếu tại Hà Nội được xây dựng năm

A. 1075.      C. 1077.

B. 1070.      D. 1010.

7. Sự phát triển của Phật giáo thời Lý – Trần được biểu hiện như:

A. khắp nơi trong nước, đâu đâu cũng có chùa.

B.  vua quan cũng theo đạo Phật, nhiều người góp tiến đúc chuông, tô tượng, xây dựng chùa.

C. nhà sư được triều đình tôn trọng, đôi khi tham dự việc triều chính

D. tất cả các ý trên.

9. Tác phẩm Bạch Đằng giang phú là của

A. Lý Tử Tấn

B. Trương Hán Siêu.

C. Nguyễn Trãi.

D. Lê Văn Hưu.

10. Tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư là

A. Lê Hoàn.

B. Lê Văn Hưu.

c. Lý Thường Kiệt.

D. Trần Quốc Tuấn.

11. Cuốn sách về lịch sử do Nguyễn Trãi biên soạn có tên gọi là

A. Lê Hoàn.

B. Lê Văn Hưu.

C. Ức Trai thi tập.

D. Quân trung từ mệnh tập

12. Hình tượng chủ yếu của nghệ thuật điêu khắc thời Lý – Trần là

A. hình tượng rồng, hoa sen, lá đề…

B. chân dung các vị vua, hoàng tử, công chúa…

C. cảnh sinh hoạt, lẽ hội

D. các chiến binh, các loại vũ khí và cảnh chiến trận.

Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước các thông tin đúng về sự phát triển của giáo dục thời Lý, Trần, Lê sơ.

□ Năm 1070, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên tại kinh thành Thăng Long.

□ Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông

□ Thời Trần, giáo dục Nho học được đề cao do phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua con đường thi cử.

□ Ban đầu, Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho con vua và con em hàng ngũ quý tộc, quan lại.     ,

□ Giáo dục Nho học phát triển góp phẩn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật của đất nước.

□ Sự phát triển của giáo dục Nho học góp phần củng cố vị trí của Nho giáo thời Lê sơ.

□ Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành chặt chẽ, cứ 3 năm tổ chức một kỉ thi Hội.

□ Năm 1484, nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩế

□ Thời Lê, số người đi học ngày càng đông, dân trí do đó được nâng cao.

□ Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đã tổ chức được 12 khoa thi Hội.

Sự phát triển của Phật giáo thời Lý – Trần được biểu hiện như thế nào? Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý – Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển được:

Hoàn thành bảng hệ thống các thành tựu tiêu biểu về khoa học – kĩ thuật ở nước ta trong các thế kỉ X – XV. 

Trình bày tóm lược về sự phát triển của giáo dục thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ và nêu nhận xét:

Sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn trong thời kì này nói lên điều gì?

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK