Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương V: Đông Nam Á Thời Phong Kiến

Chương V: Đông Nam Á Thời Phong Kiến

Chương V: Đông Nam Á Thời Phong Kiến

Lý thuyết Bài tập

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII được biểu hiện như thế nào?

Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

Lập bảng niên biểu tiến trình phát triển của lịch sử Vương quốc Cam-pu-chia.

Lập bảng niên biểu tiến trình phát triển của lịch sử Vương quốc Lào.

Hãy nêu những nét tiêu biểu của văn hoá Cam-pu-chia và văn hoá Lào?

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

Hãy kể tên và chỉ trên lược đồ các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang?

1. Đặc điểm tự nhiên nổi bật tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là 

A. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển.

B. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều

C. không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.

D. tất cả các quốc gia đều tiếp giáp với biển.

2. Tại khu vực Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ

A. thời đồ đá.

B. thời đồ đồng.

C. thời đồ sắt.

D. những năm đầu Công nguyên.

3. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á là

A. nông nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. buôn bán đường biển.

D. chăn nuôi gia súc lớn.

4. Loại cây lương thực được trổng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa nước.                  C. lúa mì.

B. lúa mạch.                  D. ngô.

5. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống Đông Nam Á.

B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.

C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.

D. Sự tác động vế mặt kinh tế của các thương nhân Ấn; sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.

6. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á?

A. Hình thành tương đối sớm (trong khoảng những thế kỉ trước và đầu Công nguyên).

B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp.

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái từ phía bắc xuống.

7. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào khoảng

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên.    

B. thế kỉ VII.

C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.                                

D. thế kỉ XIII.

8. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.  

B. từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII.

C. từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.    

D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

9. Mặt hàng nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, được các thương nhân trên thế giới ưa chuộng là

A. lúa gạo.

B. cá.

C. sản phẩm thủ công.

D. những sản vật thiên nhiên. 

10. Nét nổi bật của nền văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á là 

A. nến văn hoá mang tính bản địa vô cùng sâu sắc.

B. chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

C. chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

D. trên cơ sở một nền văn hoá bản địa, tiếp thu có chọn lọc những ảnh huởng văn hoá từ bên ngoài, xây dựng một nến văn hoá riêng hết sức độc đáo của mình.

11. Kết nối tên quốc gia hiện nay ở cột bên trái với tên quốc gia phong kiến ở cột bên phải cho phù hợp.

1. Việt Nam

2. Lào

3. Campuchia

4. Thái Lan

5. Inđônêxia

a) Môgiôpahit, Srivigiaya.

b) Đại Việt, Champa.

c) Ăngco.

d) Lan Xang,

e) Sukhôthay, Autthaya.

A. 1-b; 2-d; 3-c; 4-e; 5-a.

B. 1-c; 2-b; 3-a; 4-d; 5-e.

C. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d; 5-e.

D. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d; 5-e.

Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Hãy hoàn thành bảng hệ thống sau về các giai đoạn phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ khi hình thành đến thế kỉ XIX.

Hãy chứng minh: Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 

1. Điểm tự nhiên nổi bật của Campuchia là 

A. nằm trên một cao nguyên rộng lớn.

B. nằm trọn trong đồng bằng ở hạ lưu sông Mê Nam

C. địa hình Campuchia giống như một lòng chảo khổng lồ.

D. cả A, B, C đều đúng.

2. Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

A. người Campuchia. 

B. người Khơme

C. người Chân Lạp

D. người Thái

3. Vương quốc Campuchia được hình thành từ

A. thế kỉ V

B. thế kỉ VI

C. thế kỉ IX

D. thế kỉ XIII

4. Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?

A. Văn hoá của người Việt.

B. Văn hoá Ấn Độ.

C. Văn hoá Trung Quốc.

D. Văn hoá Thái.

5. Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Campuchia là

A. thời kì kinh đô Campuchia đóng ở Ăngco (802 - 1432).

B. thời kì trị vì của vua Giayavácman II (1181 - 1201).

C. thế kỉ XIII.

D. từ khi kinh đô chuyển về Phnôm Pênh (1432 - cuối thế kỉ XIX).

6. Nền văn hoá của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ

A. sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ.

B. xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy.

C. sáng tạo ra những kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.

D. sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú.

7. Đặc điểm tự nhiên nào ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào?

A. Một dải đồng bằng tuy hẹp nhưng vô cùng màu mỡ.

B. Dãy Trường Sơn hùng vĩ ở biên giới phía Đông.

C. Dòng sông Mê Công chảy qua nước Lào.

D. Địa hình đất nước chia làm hai miền miền đồi núi và miền đồng bằng thấp.

8. Tộc người chiếm đa số ở Lào là

A. Lào Thơng.             C. Lào Lùm.

B. Khơme.                   D. Chăm

9. Chủ nhân của những chum đá nổi tiếng ở Lào là

A. người Khơme.

B. người Lào Lùm.

C. người Lào Thơng.

D. người Môn cổ.

10. Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là

A. Khún Bolom.

B. Pha Ngừm.

C. Xulinha Vôngxa.

D. Chậu A Nụ.

11. Vương quốc Lan Xang phát triển nhất dười thời vua

A. Khún Bolom.

B. Pha Ngừm.

C. Xulinha Vôngxa.

D. Thào Thèng Khăm.

12. Ý nào không phản ánh đúng tình hình Vương quốc Lan Xang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII)?

A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh

C. Đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người châu Âu.

D. Luôn giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giếng, nhưng cũng cương quyết trong việc chống xâm lược.

13. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Vương quốc Lào suy yếu là

A. mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước bị phân liệt.

B. phải đương đầu với cuộc xâm lược của người Xiêm.

C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.

D. Tình trạng khủng hoảng chu kì của các vương quốc trong khu vực.

14. Văn hoá Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của

A. văn hoá Thái.            

B. văn hoá Khơme.

C. văn hoá Trung Quốc.

D. văn hoá Ấn Độ

15. Thạt Luổng, công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào thuộc tôn giáo nào?

A. Hinđu giáo.

B. Phật giáo.

C. Hồi giáo. 

D. Bà La Môn giáo.

16. Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Campuchia là

A. đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

B. đều có hệ thống chữ viết riêng.

C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét truyền thống của văn hoá bản địa để xây dựng nến văn hoá riêng rất đặc sắc.

D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng.

1. Hoàn thành bảng niên biểu sau về các giai đoạn phát triển của Vương quốc Campuchia.

2. Hoàn thành bảng niên biểu sau về các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào.

Nét đặc sắc của văn hoá Campuchia và văn hoá Lào thể hiện như thế nào?

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK