Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Cân bằng nội môi là gì?
Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?
Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi.
Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu.
Hệ đệm phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?
Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.
Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát , chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
A. Cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú
C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D. Lưỡng cư, bò sát, chim
Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp (ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào?
Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát chim và thú được thực hiện như thế nào?
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô cho ý trả lời đúng:
A. Phổi của động vật có vú
B. Phổi và da của ếch nhái
C. Phổi của bò sát
D. Da của giun đất
Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?
Tại sao thú ăn thực vật lại thường ăn số lượng thức ăn rất lớn?
Đánh đấu X vào ô trống cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulozơ
Trong ống tiêu hóa cùa động vật nhai lại, Thành xenlulozơ của tế bào thực vật:
a) không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co hóp mạnh của dạ dày.
b) được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
c) được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
d) được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
Trong những trường hợp nào thì diễn ra hô hấp kị khí ở cơ thể thực vật? Cho ví dụ?
Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp?
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp.
Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?
Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp.
Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
Sản phẩm của pha sáng là gì?
Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
Quan sát các hình 9.2. 9.3 và 9.4, nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình C3,C4 và chu trình CAM.
Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối:
a. CO2 và ATP
b. Năng lượng ánh sáng
c. Nước và chất khoáng
d. ATP và NADPH
Giai đoạn quang hợp thật sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là:
a. Quang phân li nước.
b. Chu trình Canvin.
c. Pha sáng.
d. Pha tối.
Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.
Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?
Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp?
Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.
Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:
a. Diệp lục a.
b. Diệp lục b.
c. Diệp lục a, b.
d. Diệp lục a, b và carôtenôit.
Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
Thế nào là bón phân hợp lí và tác dụng của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử Nitrat?
Thực vật đã thích nghi như thế nào để bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoảng ở trong đất từ đạm không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?
Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn ?
Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.
Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thế tiếp tục đi lên được không? Vì sao?
Động lực nào đẩy được dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Nêu các đặc điếm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ?
Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó?
Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
Hãy nêu vị trí và vai trò của vòng đai caspari?
Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ:
A. Khí khổng.
B. Tế bào nội bì.
C. Tế bào lông hút.
D. Tế bào biểu bì.
E. Tế bào nhu mô vỏ.
Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá?
Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
Nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở của nó?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi:
A. Đưa cây ra ngoài sáng.
B. Tưới nước cho cây.
C. Tưới nước mặn cho cây.
D. Đưa cây vào trong tối.
E. Bón phân cho cây.
Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó?
Nêu vai trò của các nguyên tố đại lượng: P, K, S?
Nêu vai trò chung của các nguyên tố vi lượng?
Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Hãy chọn phương án trải lời đúng. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+bằng cách nào?
A. Hấp thụ bị động.
B. Khuếch tán.
C. Hấp thụ chủ động.
D. Thẩm thấu.
Nêu vai trò của nitơ trong đời sống thực vật?
Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó?
Nêu vai trò của quá trình khử NO3- và quá trình đồng hoá NH3 trong cây?
Hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3 trong cây?
Chọn phương án trả lời đúng. Quá trình khử NO3- (NO3- -> NH4+ ):
A. Thực hiện ở trong cây.
B. Là quá trình ôxi hóa nitơ trong không khí.
C. Thực hiện nhờ enzim nitrôgenaza.
D. Bao gồm phản ứng khử NO2- thành NO3- .
E. Không có ý nào đúng.
Hãy trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình hấp thụ các chất khoáng và nitơ?
Giải thích tại sao: Đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
Vì sao khi trồng cây người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?
Hãy cho một ví dụ về cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục). Nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này?
A. P, K, Fe
B. S, P, K.
C. N, Mg, Fe.
D. N, K, Mn.
E. P, K, Mn.
Nêu vai trò của quá trình quang hợp?
Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp?
Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
Hãy tính lượng C02 hấp thụ và lượng 02 giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối/năm?
Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.
Nêu vai trò của pha sáng trong quang hợp?
Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình cố định C02 của ba nhóm thực vật?
Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định C02 ở thực vật C4 và CAM?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Canvin:
A. Năng lượng ánh sáng.
C. H20.
B. C02.
D. ATP và NADPH.
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Ti thể và lục lạp đều:
A. Tổng hợp ATP
B. Lấy electron từ H20
C. Khử NAD+ thành NADH.
D. Giải phóng 02.
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Trong quang hợp các nguyên tử ôxi của C02 cuối cùng sẽ có mặt ở đâu?
A. 02 thải ra.
B. Glucôzơ.
C. 02 và glucôzơ.
D. Glucôzơ và H2O.
Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ C02?
Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng?
Nêu đặc điểm của mối quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp?
Nêu vai trò của nước đối với quang hợp?
Nêu vai trò của dinh dưỡng khoáng đối với quang hợp?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:
A. Xanh lục.
B. Vàng.
C. Xanh tím.
D. Đỏ.
E. Da cam.
Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?
Vì sao nói tiềm năng năng suất cây trồng còn rất lớn?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ:
A. H20.
B. C02.
C. Các chất khoáng.
D. Nitơ.
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
A. Tận dụng được nồng độ C02.
B. Tận dụng được ánh sáng cao.
C. Nhu cầu nước thấp.
D. Không có hô hấp sáng.
Hô hấp là gì và vai trò của nó như thế nào?
Nêu các giai đoạn hô hấp xảy ra ở thực vật?
RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Hãy nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Chu trình Crep.
B. Chuỗi chuyền electrôn.
C. Đường phân.
D. Tống hợp Axetyl-CoA.
E. Khử axit piruvic thành axit lactic.
Hãy giải thích mối liên quan giữa hô hấp và nhiệt độ môi trường, giữa hô hấp và hàm lượng nước trong cây?
Sự thay đổi nồng độ O2 và CO2 trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào?
Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
Hãy nêu các biện pháp bảo quản đang được sử dụng mà em biết?
Tại sao ta không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh?
Nêu những điểm khác nhau của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp?
Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan tiêu hóa? Vì sao?
Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng được thể hiện như thế nào?
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất vì:
A. Ruột là bộ phận dài nhất trong ống tiêu hóa.
B. Bề mặt hấp thụ của ruột lớn.
C. Ở ruột có đầy đủ các loại enzim để phân giải tất cả các loại thức ăn.
D. Cả A và B.
E. Cả B và C.
Nêu rõ cơ chế hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa?
Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp?
Trình bày sự tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại?
Hãy chọn phương án trả lời đúng: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?
A. Vì khối lượng thức ăn hàng ngày lớn.
B. Nhờ có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật.
C. Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể.
D. Cả A, B và C.
Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá và quá trình tiêu hóa ở gia cầm?
Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
Trao đổi khí trong hô hấp ở trùng biến hình, thuỷ tức và giun được thực hiện như thế nào?
Trao đổi khí trong hô hấp ở sâu bọ, ở cá, ở chim, ở thú được thực hiện như thế nào?
Vận chuyển khí giữa cơ quan hô hấp và tế bào được thực hiện như thế nào?
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao, mặc dù hàm lượng ôxi hòa tan trong nước thấp, vì:
A. Dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục.
B. Các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quản dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí.
C. Máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang.
D. Cả A, B và C.
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao vì:
A. Chim có thêm các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí.
B. Có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra nhờ sự co giãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co giãn.
C. Trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú.
D. Cả A và B.
E. Cả B và C.
Phân biệt sự trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, thủy tức và giun dẹp với chim, thú?
Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?
Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các lớp trong ngành ĐVCXS?
Các nhóm động vật nào sau đây đều có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa, Giun tròn, Giun dẹp.
B. Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt.
C. Giun tròn, Giáp xác, Sâu bọ.
D. Sâu bọ, Thân mềm, Bạch tuộc.
Hoạt động của cơ tim khác cơ vân ở điểm nào và vì sao có sự sai khác đó?
Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim?
Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch (dựa vào hình 19.3 trong bài)?
Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch qua một ví dụ tự chọn?
Hãy chọn những "từ" và "cụm từ" thích hợp trong số từ và cụm từ sau: mở, đóng; tâm nhĩ co, tâm nhĩ giãn; tâm thất co, tâm thất giãn để điền vào chỗ trống có ghi số (1, 2, ... 6) ở các câu dưới đây:
Van nhĩ thất luôn luôn ...(1).. và chỉ ...(2)... khi ...(3)...
Van tổ chim (hay van thất - động còn gọi là van bán nguyệt) luôn luôn ...(4)... và chỉ ...(5)... khi ..(6)...
Nêu rõ ý nghĩa của cân bằng nội môi?
Trình bày cơ chế điều hòa nước và muối khoáng của thận?
Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa glucôzơ và prôtêin huyết tương?
Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?
Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt (khi trời nóng, lúc trời lạnh, khi hoạt động mạnh)?
TT |
Các quá trình |
Các con đường |
1 | Hấp thụ nước | |
2 | Vận chuyến nước | |
3 |
Thoát hơi nước |
Hãy điền nội dung phù vào bảng 22.2
TT |
Các quá trình | Các con đường |
1 |
Trao đổi chất khoáng | |
2 | Trao đổi nitơ |
Hãy điền nội dung phù hợp điền vào bảng 22.3
TT |
Vấn đề | Quang hợp | Hô hấp |
1 |
Khái niệm | ||
2 | Phương trình tổng quát | ||
3 | Bản chất | ||
4 | Nơi diễn ra |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 22.4
Các cơ chế quang hợp và hô hấp.
TT |
Quá trình | Cơ chế |
1 |
Quang hợp |
|
2 |
Hô hấp |
Hãy điền nội dung phù hợp và bảng 22.5
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
TT |
Quá trình | Đặc điểm và diễn biến cơ bản |
1 |
Tiêu hóa | |
2 | Hô hấp | |
3 |
Tuần hoàn |
|
4 | Cân bằng nội môi |
Điền vào các ô trống trong sơ đồ sau để thấy mối liên quan giữa chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và nội bào.
Hệ tuần hoàn kín có các đặc điểm gì?
A. Máu đi và về tim trong mạch kín.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
C. Máu chứa sắc tố hô hấp hemôcianin.
D. Điều hòa và phân phối máu chậm.
Ý nào sau đây đúng với chu trình Canvin?
A. Xảy ra vào ban đêm.
B. Sản xuất ra C6H1206 (đường).
C. Giải phóng ra C02.
D. Cần ADP.
Sự hấp thụ các chất nào dưới đây sẽ bị giảm khi không có dịch mật?
A. Đipeptit.
B. Chất béo.
C. Tinh bột.
D. Glucôzơ.
E. Axit amin.
F. Galactôzơ.
Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
C. Nước thoát ra ngoài qua các lỗ khí được hấp thụ lại.
D. Nước tưới lên lá được thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Làm cho không khí ấm và dịu mát, nhất là trong những ngày nắng nóng.
B. Làm cho cây dịu mát, không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Câu B và C.
Ở cây xanh sự kiện nào có thể tiếp tục trong tất cả 4 điều kiện: nắng; rải rác có mây; đầy mây; mưa
A. Tăng cường quang hợp thực.
B. Sự hấp thụ nước.
C. Sự hô hấp.
D. Sự thoát hơi nước.
E. Sự rỉ nước.
Trong thí nghiệm để xác định một cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm?
A. Sử dụng một cây có nhiều lá.
B. Làm thí nghiệm trong buồng tối.
C. Dìm cây trong nước.
D. Sử dụng một cây non.
Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí 02. Các phân tử 02 đó được bắt nguồn từ đâu?
A. Sự khử CO2.
B. Sự phân li nước.
C. Phân giải đường.
D. Hô hấp sáng.
Copyright © 2021 HOCTAPSGK