Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 2: Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Vi Sinh Vật

Chương 2: Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Vi Sinh Vật

Chương 2: Sinh Trưởng Và Sinh Sản Của Vi Sinh Vật

Lý thuyết Bài tập

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào?

Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.

Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a gồm: nước, muối khoáng và nước thịt.

- Môi trường b gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)

- Môi trường c gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°c một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt. 

a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì?

b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm?

c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?

Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn chủng thứ 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không? Vì sao?

Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?

Sự sinh trưởng của vi sinh vật có đặc điểm gì? 

Tại sao trong nuôi cấy không liên tục lại phải trải qua pha tiềm phát? Đặc điểm của pha này là gì? 

Trong nuôi cấy không liên tục, khi nào pha tiềm phát bị kéo dài và khi nào được rút ngắn? 

Tại sao trong sản xuất người ta phải chuẩn bị giống cấp 1, cấp 2, cấp 3... ?

Chất trao đổi bậc I (sơ cấp) và bậc II (thứ cấp) được tạo ra ở pha nào? 

Tại sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát? 

Có phải ở pha suy vong vẫn còn các tế bào sống tiến hành trao đổi chất và phân chia không? 

Khi nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dinh dưỡng bắt đầu từ 4 tế bào với thời gian pha tiềm phát dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành sau 1 giờ, 3 giờ và nếu một trong 4 tế bào ban đầu bị chết?

Tại sao số lượng tế bào trên trục tung của đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật lại được biểu diễn dưới dạng lôgarit? 

Vi sinh vật có thể sinh sản theo các phương thức nào? 

Bào tử là gì? Tại sao vi sinh vật lại hình thành bào tử? 

Hãy so sánh nội độc tố với ngoại độc tố?

Tại sao nhiều vi khuẩn (ví dụ: Bacillus subtilis) khi sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi vẫn tạo bào tử?

Dựa vào nhu cầu ôxi, người ta có thể chia vi sinh vật ra làm mấy nhóm? 

Tại sao ôxi lại là chất độc đối với tế bào vi sinh vật? 

Vi sinh vật có cách nào để giải độc các gốc ôxi tự do? 

Các vi khuẩn hiếu khí bắt buộc sinh trưởng trong môi trường có ôxi, chúng phải có khả năng tiết enzim gì? 

Ngoài các vi khuẩn hiếu khí còn có các vi khuẩn nào có khả năng tiết enzim SOD và Catalaza để giải độc gốc Ôxi tự do? 

Tại sao các gói hải sản đông lạnh bán trong siêu thị, bao nilon lại dính vào sản phẩm?  

Tại sao đôi khi thấy hộp thịt bị phồng lên, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc cấp, có thể dẫn đến tử vong? 

Thế nào là nguyên tố đại lượng? 

Thế nào là nguyên tố vi lượng? 

Thế nào là nhân tố sinh trưởng? Tại sao trong nhiều trường hợp nuôi vi sinh vật phải bổ sung các nhân tố này? 

Thế nào là các chất ức chế sinh trưởng? 

Tại sao phơi khô là biện pháp hạn chế vi sinh vật sinh trưởng? 

Đun sôi nước có thể tiêu diệt các vi sinh vật, thế thì tại sao lại phải khừ trùng môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong nồi hấp áp lực? 

Thế nào là khử trùng Paxtơ (Pasteur)? 

Thế nào là bức xạ ion hoá? Nó có tác động lên vi sinh vật như thế nào? 

Nhiệt độ thấp có diệt được vi sinh vật không? 

Tại sao trong dân gian có câu "Cá không ăn muối cá ươn"? 

Các hoá chất nào được dùng để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật? Cơ chế tác động của chúng là gì? 

Dựa vào cơ chế nào mà một số vi khuẩn có thể sống được trong môi trường có nồng độ muối cao? 

Dựa vào nhiệt độ sinh trưởng thích hợp, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm? 

Dựa vào pH thích hợp cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia làm mấy nhóm? 

Tại sao phải "ăn chín uống sôi" ? 

Tại sao phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh? 

Tại sao đôi khi thức ăn để lâu trong tủ lạnh vẫn bị hư hỏng? 

Để bảo quản cá đánh bắt xa bờ, người ta thường rắc vi khuẩn lactic vào cá. Tại sao sau nhiều ngày cá vẫn không bị thối? 

Vi sinh vật ưa lạnh có sống được trong suối nước nóng không? Chúng có gây bệnh cho người không? 

Đường cong sinh trưởng của E. coli được thể hiện ở 4 pha (tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng và suy vong) ở pha nào không xác định được sự sinh trưởng của E. coli?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Trường hợp nào pha tiềm phát bị kéo dài?

A. Môi trường nuôi cấy mới có thành phần khác với môi trường nuôi cấy cũ.

B. Các điều kiện nuôi (pH, nhiệt độ, độ thông khí) bị thay đổi so với cũ.

C. Giống cấy là giống đã già được lấy từ pha cân bằng.

D. Cả A, B và C. 

Trường hợp nào pha tiềm phát được rút ngắn? 

A. Môi trường mới có thành phần dinh dưỡng như môi trường cũ.

B. Các điều kiện nuôi cấy (pH, nhiệt độ, độ thông khí) không thay đổi.

C. Giống cấy trẻ, có năng lực sinh trưởng mạnh.

D. Cả A, B và C. 

Khi cho pênixilin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vào môi trường nuôi cấy thì sẽ không ảnh hưởng đến pha nào?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong 

Khi cho Pênixilin vào môi trường nuôi cấy thì sẽ ảnh hưởng chủ yếu (mạnh nhất) đến pha nào?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Khi nuôi cấy liên tục, không có pha nào dưới đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào thu được nhiều sinh khối nhất?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc I tích luỹ chủ yếu ở pha nào?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc II (kháng sinh, độc tố nấm tích luỹ chủ yếu ở pha nào?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Loại bào tử nào sau đây được hình thành không phải vì mục đích sinh sản?

A. Nội bào tử của Bacillus subtilis.

B. Bào tử đính của nấm sợi.

C. Bào tử của nấm men.

D. Bào tử của xạ khuẩn. 

Hình thức sinh sản nào không có ở xạ khuẩn?

A. Phân cắt.

B. Bào tử vô tính.

C. Mọc kéo dài từ một đoạn khuẩn ti (sinh sản vô tính).

D. Sinh sản hữu tính. 

Cơ thể nào vừa sinh sản bằng nảy chồi, vừa sinh sản hữu tính?

A. Vi khuẩn.

B. Nấm sợi.

C. Nấm men.

D. Xạ khuẩn. 

Khi làm mất nước (phơi khô) tế bào lại chết. Nước có vai trò quan trọng như thế nào?

A. Là dung môi hoà tan chất dinh dưỡng.

B. Tham gia vào các phản ứng thuỷ phân.

C. Ảnh hưởng đến hoạt động của enzim.

D. Cả A, B và C. 

Các chất nào sau đây làm biến tính prôtêin?

A. Cồn.

B. Phênol, formalin.

C. Kim loại nặng.

D. Cả A, B và C. 

Các chất nào sau đây do các sinh vật sinh ra có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được goi là chất kháng sinh?

A. Cồn.

B. Axit lactic.

C. Pênixilin, streptômixin.

D. A và B. 

Khi cho chất kháng sinh ức chế tổng hợp prôtêin vào bình đang nuôi vi khuẩn mẫn cảm chất kháng sinh sẽ có tác động chủ yếu vào pha nào trong các pha sau đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Vi sinh vật trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào trong các pha sau đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Muốn có nhiều sinh khối thì nên thu hoạch vi sinh vật ở pha nào trong các pha sau đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Vi khuẩn có khả năng sinh bào tử sẽ sinh ra ở pha nào trong các pha sau đây?

A. Pha tiềm phát.

B. Pha luỹ thừa.

C. Pha cân bằng.

D. Pha suy vong. 

Câu nào sau đây sai về sinh sản của vi sinh vật?

A. Vi khuẩn không có khả năng sinh sản hữu tính.

B. Vi khuẩn sinh sản nhờ phân đôi.

C. Xạ khuẩn là vi khuẩn dạng sợi nhưng vừa sinh sản vô tính bằng cách hình thành bào tử, vừa sinh sản hữu tính.

D. Nấm (nấm men, nấm mốc) vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính. 

Để xác định mức độ sinh trưởng của vi sinh vật theo thời gian, về nguyên tắc có thể sử dụng phương pháp nào?

A. Đếm số lượng tế bào thông qua đếm khuẩn lạc.

B. Đo hàm lượng Prôtêin.

C. Đo mật độ quang (độ đục).

D. Cả A, B và C 

Nếu một chủng vi khuẩn cần 6 giờ để 2 tế bào sinh sản thành 32 tế bào thì thời giạn thế hệ của vi khuẩn này là bao nhiêu? Biết rằng \( g = \frac{t}{n} \), Trong đó t là thời gian nuôi, n là số lần phân chia.

A. 60 phút.

B. 90 phút.

C. 120 phút.

D. 240 phút. 

Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?

A. 30 phút.

B. 45 phút.

C. 60 phút.

D. 120 phút. 

Nếu lúc bắt đầu nuôi có 13 tế bào vi khuẩn, thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 208 tế bào?

A. 1.

B. 4.

C. 13.

D. 208. 

Trong các vi sinh vật sau đây, vi sinh vật nào có khả năng tạo bào tử không phải là bào tử sinh sản?

A. Nấm mốc.

B. Nấm men.

C. Xạ khuẩn.

D. Vi khuẩn Bacillus subtilis

Điều nào sau đây không đúng khi nói về bào tử?

A. Có thể sống sót trong điều kiện khô hạn.

B. Có thể chịu được nhiệt độ cao.

C. Có thể chịu được nhiệt độ thấp.

D. Vẫn tiếp tục quá trình trao đổi chất. 

Hình thức sinh sản ở hầu hết các tế bào nhân sơ là gì?

A. Phân đôi.

B. Giảm phân

C. Nảy chồi.

D. Phân đoạn. 

Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử hữu tính?

A. Nấm men.

B. Nấm mốc.

C. Xạ khuẩn.

D. Cả A, B, C. 

Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính

A. Xạ khuẩn.

B. Nấm mốc.

C. Vi khuẩn.

D. Cả 3 loại trên. 

Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?

A. Nấm mốc.

B. Nấm men.

C. Xạ khuẩn.

D. Vi khuẩn. 

Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đại lượng?

A. C, O.

B. Mn.

C. P. 

D. N. 

Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng?

A. Zn.

B. Mo.

C. Mg.

D. Cu. 

Các chất nào sau đây có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh?

A. Cồn Êtilic.

B. Axit Lactic.

C. Phênol.

D. Cả A, B và C 

Điều nào sau đây không đúng khi nói về các chất sát trùng như cồn Êtilic. Phênol, các Halôgen (Iôt, Clo, Brôm và Fluo)?

A. Có khả năng ức chế và giết vi sinh vật gây bệnh.

B. Ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách không chọn lọc.

C. Ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc.

D. Ở nồng độ thấp thì ức chế, ở nồng độ cao thì tiêu diệt. 

Trong các chất sau đây, chất nào là chất kháng sinh?

A. Cồn Êtilic.

B. Axit Lactic.

C. Pênixilin.

D. Phênol. 

Trong các chất sau đây, chất nào ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc?

A. Cồn Êtilic.

B. Axit Lactic.

C. Pênixilin.

D. Phênol. 

Trong các chất sau đây, chất nào không có nguồn gốc vi sinh vật?

A. Cồn Êtilic.

B. Axit Lactic.

C. Pênixilin.

D. Phênol. 

Điều nào sau đây khiến cho cồn Êtilic, axit Lactic, H202 không được coi là chất kháng sinh?

A. Là hợp chất hữu cơ.

B. Có nguồn gốc vi sinh vật.

C. Có khả năng ức chế vi sinh vật.

D. Chỉ ức chế ở nồng độ cao và không có tính chọn lọc. 

Đa số vi sinh vật trong tự nhiên thuộc nhóm nào sau đây?

A. Vi sinh vật ưa lạnh.

B. Vi sinh vật ưa ấm.

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 

Những vi khuẩn mọc được ở nhiệt độ 50 - 55°C thuộc nhóm nào sau đây?

A. Vi sinh vật ưa lạnh.

B. Vi sinh vật ưa ấm.

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 

Những vi khuẩn sinh trưởng tốt ở 20 - 40°C thuộc nhóm nào sau đây?

A. Vi sinh vật ưa lạnh.

B. Vi sinh vật ưa ấm.

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 

Những vi khuẩn sinh trưởng tốt ở nhiệt độ dưới 15°C thuộc nhóm nào sau đây?

A. Vi sinh vật ưa lạnh.

B. Vi sinh vật ưa ấm. 

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 

Những vi khuẩn sinh trưởng được ở 95 - 100°C thuộc nhóm nào sau đây?

A. Vi sinh vật ưa lạnh.

B. Vi sinh vật ưa ấm.

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 

Vi khuẩn thuộc nhóm nào sau đây có khả năng gây bệnh cho người?

A. Vi sinh vật ưa lạnh.

B. Vi sinh vật ưa ấm.

C. Vi sinh vật ưa nhiệt.

D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt. 

Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ưa axit?

A. Đa số vi khuẩn.

B. Xạ khuẩn.

C. Nấm men, nấm mốc.

D. Tảo đơn bào. 

pH nào sau đây thích hợp nhất cho sinh trưởng của vi khuẩn?

A. 4.

B. 6.

C. 7.

D. 9. 

pH nào sau đây có thể ức chế vi khuẩn ưa axit?

A. 4.

B. 6.

C. 7.

D. 10. 

pH nào sau đây thích hợp nhất cho sinh trưởng của nấm mốc?

A. 3-4.

B. 5 - 6.

C. 7-8.

D. 9- 10. 

Lương thực, thực phẩm khi phơi khô sẽ không bị vi sinh vật làm hư hỏng là do

A. Không có nước nên không hoà tan được Enzim.

B. Không có nước nên không hoà tan được các chất dinh dưỡng.

C. Không có nước nên không tiến hành được các phản ứng chuyển hóa vật chất.

D. Cả A, B và C. 

Nếu dùng muối để ướp thịt, cá hoặc dùng đường để làm mứt thì có thể bảo quản lâu dài mà không sợ bị hư hỏng là do

A. Nồng độ muối và đường cao tạo môi trường nhược trương.

B. Tạo môi trường đẳng trương.

C. Tạo môi trường ưu trương, nước bị rút khỏi tế bào vi sinh vật gây co nguyên sinh chất, làm cho vi sinh vật tự phân giải mà chết.

D. Cả A, B, C. 

Định nghĩa : “Sinh trưởng của vi sinh vật” là gì? 

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? 

Tại sao nói "Dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật"? 

Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp? 

Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào? 

Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào? 

Hãy mô tả sự tạo thành bào tử hữu tính ở nấm men? 

Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính nào? 

Hãy kể tên các chất dinh dưỡng chính ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật? 

Các chất nào được gọi là yếu tố sinh trưởng? Tại sao vi sinh vật lại cần yếu tố sinh trưởng? 

Những loại chất nào thường được sử dụng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật? 

Hãy cho biết nơi sống của các vi khuẩn ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt? 

Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn? Hãy giải thích vì sao? 

Khi mua một miếng thịt lợn hoặc một con cá nhưng chưa kịp chế biến, người ta thường xát muối lên miếng thịt hoặc con cá. Hãy giải thích tại sao? 

Gặp hôm trời nắng to, ai cũng muốn mang phơi một số đồ dùng (như quần áo, chăn chiếu…) cũng như thực phẩm (đậu nành, lạc vừng…). Việc phơi nắng có tác dụng gì? 

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK