Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào?
Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên đất và nước?
Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Hãy nêu các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất?
Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Biện pháp bảo vệ.
Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Biện pháp bảo vệ.
Hãy chứng minh rằng ở nước ta có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bào vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?
Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khắc phục.
Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?
Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?
Quần thể người khác với quần thệ sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của hình tháp dân số?
Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?
Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích?
Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường?
Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoại động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm.
Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?
Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.1
Bảng 64.1 Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm sinh vật.
Các nhóm sinh vật | Đặc điểm chung | Vai trò |
Virut | ||
Vi khuẩn | ||
Nấm | ||
Thực vật | ||
Động vật |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.2
Bảng 64.2 Đặc điểm của các nhóm thực vật
Các nhóm thực vật | Đặc điểm |
Tảo Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.3
Bảng 64.3 Đặc điểm của cây một lá mầm và cây hai lá mầm
Đặc điểm | Cây một lá mầm | Cây hai lá mầm |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.4
Bảng 64.4 Đặc điểm của các ngành động vật
Ngành | Đặc điểm |
Động vật nguyên sinh Ruột khoang Giun dẹp Giun tròn Giun đốt Thân mềm Chân khớp Động vật có xương sống |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.5
Bảng 64.5 Đặc điểm của các lớp động vật có xương sống
Lớp | Đặc điểm |
Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú |
Hãy điền các số tương ứng với các nhóm thực vật vào đúng vị trí của cây phát sinh hình 64.1
Hãy ghép các chữ a, b, c, d, e, g, h, i với các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 theo trật tự tiến hóa của giới động vật.
Bảng 64.6 Trật tự tiến hóa của giới động vật
Các ngành động vật | Trật tự tiến hóa |
a, Giun dẹp b, Ruột khoang c, Giun đốt d, Động vật nguyên sinh e, Giun tròn g, Chân khớp h, Động vật có xương sống i, Thân mềm
|
1 2 3 4 5 6 7 8 |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.1
Bảng 65.1 Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
Cơ quan | Chức năng |
Rễ Thân Lá Hoa Quả Hạt |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.2
Bảng 65.2 Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người
Cơ quan và hệ cơ quan | Chức năng |
Vận động Tuần hoàn Hô hấp Tiêu hoá Bài tiết Da Thần kinh và giác quan Tuyến nội tiết Sinh sản |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.3
Bảng 65.3 Chức năng các bộ phận ở tế bào
Các bộ phận | Chức năng |
Thành tế bào Màng tế bào Chất tế bào Ti thể Lục lạp Ribôxom Không bào Nhân |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 65.4
Bảng 65.4 Các hoạt động sống của tế bào
Quá trình | Vai trò |
Quang hợp Hô hấp Tổng hợp prôtêin |
Hãy điền vào bảng 65.5 về những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Bảng 65.5 Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
Các kì | Nguyên phân | Giảm phân |
Kì đầu Kì Giữa Kì sau Kì cuối Kết thúc |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.1
Bảng 66.1 Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất | Cơ chế | Hiện tượng |
Cấp phân tử: ADN | ||
Cấp tế bào: NST |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.2
Bảng 66.2 Các quy luật di truyền
Các quy luật di truyền | Nội dung | Giải thích |
Phân li Phân li độc lập Di truyền giới tính Di truyền liên kết |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.3
Bảng 66.3 Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
Khái niệm Nguyên nhân Tính chất và vai trò |
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.4
Bảng 66.4 Các loại đột biến
Đột biến gen | ĐB cấu trúc NST | ĐB số lượng NST | |
Khái niệm | |||
Các dạng đột biến |
Hãy giải thích sơ đồ (hình 66) theo chiều mũi tên:
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.5
Bảng 66.5 Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
Khái niệm | |||
Đặc điểm |
Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào?
Hiện tại, dạng năng lượng nào đang được nghiên cứu và thay thế dần các nguồn năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần. Tại sao?
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào?
Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
Hãy nêu hiệu quả của một số biện pháp chủ yếu cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá:
Hãy liệt kê các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất?
Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển và hệ sinh thái nông nghiệp? Biện pháp chủ yếu để bảo vệ các hệ sinh thái này là gì?
Ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường là gì?
Tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Tại sao?
Rừng có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên đất và nước?
Nguồn năng lượng nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Vì sao?
Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Chúng ta khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào để phát triển bền vững?
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là như thế nào và vai trò của nó trong việc duy trì cân bằng sinh thái là gì?
Hiệu quả của biện pháp trồng cây, gây rừng đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc là gì?
Hoàn thành bảng về sự phân chia các nhóm thực vật và động vật dựa vào giới hạn sinh thái.
Nhân tố sinh thái |
Các nhóm thực vật |
Các nhóm động vật |
Ánh sáng |
||
Nhiệt độ |
||
Độ ẩm |
Theo Luật Bảo vệ môi trường, khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây ra sự cố môi trường thì tổ chức và cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
Luật Bảo vệ môi trường có quy định gì đối với việc săn bắt động vật hoang dã?
Trách nhiệm của mỗi người trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì?
Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A, B và C.
Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Không thuộc loại nào nêu trên.
Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu mỏ thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A, B và C.
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A và B.
Để bảo vệ đất, cần
A. chống xói mòn đất, chống khô hạn và sa mạc hoá, chống ngập úng và ngập mặn...
B. sử dụng đất đúng mục đích, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng trọt.
C. bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đất trống, đồi trọc... là những việc làm có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ đất.
D. cả A, B và C.
Để bảo vệ tài nguỵên nước, cần làm gì?
A. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, sử dụng nước đúng mục đích và tiết kiệm.
B. Xử lí nước thải, rác thải công nghiệp và sinh hoạt hợp lí.
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ các nguồn nước, trồng cây, gây rừng.
D. Cả A, B và C.
Ý nào sau đây nói về tài nguyên không tái sinh?
A. Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầù mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên...
B. Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
C. Dạng tài nguyên được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
D. Năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều để thay thế các nguồn năng lượng đang bị cạn kiệt dần và gây ô nhiễm môi trường.
Khi có thực vật bao phủ, đất sẽ
A. không bị khô hạn.
B. không bị xói mòn.
C. tăng độ màu mỡ.
D. cả A, B và C.
Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ tài nguyên nước?
A. Tăng lượng nước bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất.
B. Duy trì và giữ lượng nước ngầm.
C. Hạn chế dòng chảy khi mưa to.
D. Cả A, B và C.
Tài nguyên thiên nhiên là
A. nguồn sống của con người.
B. vật chất đang tồn tại trong tự nhiên.
C. nguồn vật chất có sẵn và vô hạn trong tự nhiên.
D. nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được trong cuộc sống.
Rừng thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Không thuộc loại nào nêu trên.
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là
A. chỉ sử dụng tài ngụyên tái sinh.
B. chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh.
C. chỉ sử dụng năng lượng sạch.
D. sử dụng tiết kiệm và hợp lí để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại, đồng thời duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Câu nào không có liên quan khi nói về tài nguyên sinh vật?
A. Tài nguyên sinh vật là tài nguyên tái sinh.
B. Săn bắt động vật hoang dã là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là góp phần tăng thêm nơi sống của nhiều loài động vật.
D. Đồng, chì, nhôm, sắt và nhiều loại khoáng sản khác là tài nguyên thiên nhiên mà con người đã khai thác từ lâu.
Nhận xét câu sau: Sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước.
A. Đúng.
B. Sai.
C. Không có ý kiến gì.
D. Đúng một phần.
Nguyên nhân nào là chủ yếu gây nên hạn hán và lũ lụt?
A. Sử dụng quá nhiều nước.
B. Trồng cây, gây rừng.
C. Làm thuỷ điện.
D. Phá rừng.
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật là
A. bảo vệ rừng.
B. trồng cây, gây rừng; không săn bắt động vật hoang dã.
C. xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
D. cả A, B và C.
Thảm thực vật có tác dụng
A. chống xói mòn đất, lũ lụt, sạt lở đất.
B. giữ ấm cho đất; điêu hoà khí hậu và duy trì cân bằng sinh thái.
C. là thức ăn và nơi ở của các loài sinh vật khác.
D. cả A, B và C.
Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là cơ sở để
A. duy trì cân bằng sinh thái.
B. tránh ô nhiễm môi trường.
C. tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
D. cả A, B và C.
Bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc bảo vệ
A. tài nguyên đất.
B. tài nguyên nước.
C. tài nguyên sinh vật.
D. cả A, B và C.
Việc khai thác, vận chuyển và sử dụng không hợp lí các khoáng sản sẽ
A. làm mất đất, mất rừng.
B. gây ô nhiễm môi trườngođất, nước và không khí.
C. làm mất cân bằng sinh thái.
D. cả A, B và C.
Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật?
A. Đồng, chì, sắt, kẽm.
B. Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên.
C. Cát, sỏi, đá.
D. Năng lượng vĩnh cửu.
Việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã là mối quan tâm của
A. các nhà khoa học, các chuyên gia về môi trường và mọi người dân.
B. của các nước nghèo
C. của các nước giàu.
D. cả A, B và C.
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh có tác dụng gì?
A. Tăng độ màu mỡ cho đất.
B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Không gây bệnh cho người và động vật.
D. Cả A, B và C.
Tài nguyên nào sau đây được bảo vệ sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác?
A. Động vật. B. Rừng.
C. Khoáng sản D. Không phải A và B.
Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là như thế nào?
A. Đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại.
B. Duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
C. Không gây ô nhiễm môi trường, duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
D. Cả A, B và C.
Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác biệt nhau bởi
A. đặc tính vật lí.
B. đặc tính hoá học.
C. đặc tính sinh học.
D. cả A, B và C.
Các hệ sinh thái trên cạn gồm
A. các hệ sinh thái rừng.
B. các hệ sinh thái thảo nguyên, hoang mạc, núi đá vôi.
C. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
D. cả A, B và C.
Hệ sinh thái nào cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp?
A. Các hệ sinh thái thảo nguyên.
B. Các hệ sinh thái nước mặn.
C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
D. Các hệ sinh thái nước ngọt.
Ao, hồ, sông, suối là
A. các hệ sinh thái nước ngọt.
B. các hệ sinh thái trên cạn.
C. các hệ sinh thái nước chảy.
D. các hệ sinh thái vùng ven bờ.
Bảo vệ các hệ sinh thái rừng là góp phần
A. bảo vệ các loài sinh vật.
B. điều hoà khí hậu.
C. giữ cân bằng sinh thái trên Trái Đất.
D. cả A, B và C.
Để bảo vệ các hệ sinh thái biển, cần
A. có kế hoạch khai thác tài nguyên biển hợp lí.
B. bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
C. chống ô nhiễm môi trường biển.
D. cả A, B và C.
Để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp, cần
A. duy trì các hệ sinh thải nông nghiệp chủ yếu.
B. chống ô nhiễm môi trường đất, nước.
C. cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao.
D. cả A, B và C.
Trái Đất của chúng ta được chia ra nhiều vùng với các kiểu hệ sinh thái khác nhau là
A. kết quả cho sự đa dạng các loài sinh vật.
B. cơ sở cho sự đa dạng các loài sinh vật.
C. nội dung cho sự đa dạng các loài sinh vật.
D. hình thức cho sự đa dạng các loài sinh vật.
Ngày nay, việc bảo vệ môi trường là
A. nhiệm vụ cấp bách của tất cả các nước.
B. nhiệm vụ của chỉ các nước giàu
C. nhiệm vụ của chỉ các nước nghèo.
D. không của ai cả.
Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm
A. ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
B. khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.
C. điều chỉnh việc khai thác và sử dụng hợp lí các thành phần của môi trường.
D. cả A, B và C.
Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm
A. khai thác rừng bừa bãi.
B. săn bắt động vật hoang dã.
C. đổ chất thải độc hại ra môi trường.
D. cả A, B và C.
Việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta là góp phần
A. bảo vộ sức khoẻ con người.
B. phát triển bền vững.
C. bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu.
D. cả A, B và C.
Chương II của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung nào sau đây?
A. Phòng chống suy thoái môi trường.
B. Phòng chống ô nhiễm môi trường.
C. Phòng chống sự cố môi trường.
D. Cả A, B và C.
Chương III của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung nào sau đây?
A. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường.
C. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường.
D. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
Câu nào sai trong các câu sau:
A. Luật Bảo vệ môi trường có quy định cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam
B. Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghiệp thích hợp để không gây ô nhiễm môi trường.
C. Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của học sinh.
D. Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triẽr bền vững.
Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết có liên quan đến các vấn đề về
A. xã hội. B. kinh tế.
C. giáo dục. D. cả A, B và C.
Câu nào sai trong các câu sau?
A. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; khai thác và dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
B. Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
C. Mọi người có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
D. Học sinh còn đang đi học nên không có trách nhiệm góp phần bảo vệ môi trường.
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Copyright © 2021 HOCTAPSGK