Trang chủ Lớp 9 Sinh học Lớp 9 SGK Cũ Chương 6: Ứng Dụng Di Truyền

Chương 6: Ứng Dụng Di Truyền

Chương 6: Ứng Dụng Di Truyền

Lý thuyết Bài tập

Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?

Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu nào? Công nghệ gen là gì?

Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?

Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào?

Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?

Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này nhằm mục đích gì?

Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào?

Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản?

Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ.

Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?

Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.

Hãy giải thích mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?

Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó.

Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì?

Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào?

Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại?

Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống.

Vì sao tự thụ phấn và giao phối đưa đến thoái hoá giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống?

Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là

A. vi khuẩn E. coli.

B. tế bào động vật. 

C. tế bào người.

D. tế bào thưc vât.

Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường dùng thể truyền là

A. plasmit và nấm men.

B. thực khuẩn thể và plasmit.

C. thực khuẩn thể và vi khuẩn.

D. plasmit và vi khuẩn.

Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là

A. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.

B. tạo ưu thế lai.

C. tạo các giống cây ăn quả không hạt.

D. nhân bản vô tính.

Để gây đột biến hoá học ở cây trồng người ta thường không dùng cách:

A. ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất.

B. tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ.

C. tiêm dung dịch hoá chất vào thân.

D. quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng ở thân hoặc chồi.

Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?

A. hiện tượng thoái hoá.

B. tỉ lộ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

C. tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.

D. tạo ra dòng thuần.

Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để

A. củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.

B. tạo giống mới.

C. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.

D. tạo ưu thế lai.

Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do

A. lai khác dòng.

B. lai khác loài, khác chi.

C. lai khác giống, lai khác thứ.

D. tự thụ phấn, giao phối cận huyết.

Hiện tượng thoái hoá ở thực vật biểu hiện như

A. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây tăng dần và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

B. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển nhanh dần, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

C. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suát giảm dần, nhiều cây bị chết.

D. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất không tăng, nhiều cây bị chết.

Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích

A. phát hiện biến dị tổ hợp.

B. xác định vại trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.

C. đánh giá vai trò của chất tế bào lên sự biểu hiện tính trạng.

D. để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?

A. Lai khác dòng đơn.

B. Lai khác dòng kép.                        

C. Giao phối gần.

D. Lai kinh tế.

Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai

A. khác dòng.                                           B. khác loài.

C. khác thứ.                                              D. cùng dòng.

Lai khác thứ nhằm

A. sử dụng ưu thế lai.

B. tạo giống mới.

C. sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới. 

D. cải tiến giống.

Ưu thế lai là

A. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất thấp hơn trung bình giữa hai bố mẹ.

B. cơ thể lai F2 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ.

C. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu không tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. 

D. cơ thể lại F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng

A. lai khác dòng đơn.

A. lai khác dòng kép.

C. lai kinh tế.

D. giao phối gần.

Có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hoá rõ rệt do

A. sự xuất hiện đột biến và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

B. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

C. sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

D. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

Để tạo được một giống tốt, người ta thường tiến hành

A. nhân giống trực tiếp đột biến có lợi.

B. nhân giống trực tiếp biến dị tổ hợp có lợi.

C. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua một thế hệ.

D. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ. 

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK